Từ năm 1914,ườisánglậpFordnóigìvềtầmquantrọngcủanôngnghiệket qua bong dalu nhiều người đã bắt đầu có được những kiến thức hoàn toàn mới. Họ bắt đầu thực sự suy nghĩ. Họ bừng tỉnh và nhận ra rằng mình đang ở trong một thế giới thực. Được chiêm nghiệm sự độc lập thật sự, họ nhận ra rằng mình đã nhìn nhận thế giới bằng một cái nhìn phê phán và đó là sai lầm.
Lúc đầu, tình trạng tự cho mình quyền chỉ trích hệ thống xã hội - thực ra mọi người đều có thể tự cho mình cái quyền đó - là rất không công bằng. Những nhà phê bình quá non trẻ lại càng mất công bằng hơn. Họ có xu hướng quá nghiêng về hướng gạt bỏ cái cũ và bắt đầu cái mới hoàn toàn.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Freepik. |
Nếu nhóm người thứ nhất muốn phá huỷ toàn bộ thế giới để tạo ra một thế giới khác tốt đẹp hơn, thì nhóm thứ hai lại muốn giữ thế giới như nó vốn có để chờ nó suy tàn. Cả hai quan điểm đó đều nảy sinh từ việc không chịu quan sát thực tế. Chúng ta hoàn toàn có thể dễ dàng phá huỷ thế giới nhưng sẽ không thể xây dựng nên một thế giới mới. Chúng ta có thể ngăn chặn thế giới ngừng phát triển nhưng lại không thể ngăn chặn nó suy tàn.
Thật ngu xuẩn khi mong đợi rằng nếu mọi thứ đảo ngược lại thì mỗi người sẽ có ba bữa ăn mỗi ngày. Hoặc, nếu mọi thứ đều bị tê liệt thì sáu phần trăm lợi nhuận có thể được chi ra. Vấn đề là những nhà cải cách và những kẻ phản động đều xa rời thực tế - xa rời những sứ mệnh cơ bản của con người.
Một điều đáng chú ý là chúng ta chắc chắn không được nhầm lẫn sự bảo thủ với sự trở về với những giá trị tốt đẹp. Chúng ta đã trải qua một thời kỳ bùng nổ các sáng kiến và xây dựng các sơ đồ lý tưởng về tiến trình phát triển, nhưng lại chẳng đạt được gì. Đó mới là giao ước chứ chưa phải một bước tiến. Chúng ta được nghe những ngôn từ hoa mỹ, nhưng khi về đến nhà, thử thách sẽ ập đến chúng ta.
Những người bảo thủ luôn lợi dụng những kết quả xấu xuất hiện trong các giai đoạn như vậy và đưa ra những hứa hẹn về “quá khứ tươi đẹp”, vốn chỉ là luận điệu cũ rích, và bởi vì họ hoàn toàn không có tầm nhìn xa, nên đôi khi họ còn được coi là “những người thực tế”. Sự trở lại nắm quyền lực của họ luôn được hoan nghênh tương tự như sự trở lại của những giá trị tốt đẹp.
Trong khi đó, nhiệm vụ chính của chúng ta lại là nông nghiệp, sản xuất và vận tải. Cuộc sống của cộng đồng sẽ không thể diễn ra được nếu thiếu chúng. Chúng gắn kết thế giới lại với nhau. Việc xây dựng, chế tạo và gặt hái cũng cổ xưa như nhu cầu của con người và cũng mới mẻ như bất kỳ điều gì khác. Chúng là cốt lõi của cuộc sống vật chất. Khi những hoạt động này ngừng lại thì cuộc sống của cộng đồng cũng chấm dứt.
Trong thế giới hiện tại, mọi vật có thể mất đi hay biến đổi dưới hệ thống hiện hành, nhưng chúng ta có thể kỳ vọng vào một sự phát triển tốt đẹp hơn nếu nền móng của chúng ta vững chắc. Ảo tưởng lớn nhất của chúng ta là một người nào đó có thể thay đổi nền móng của xã hội – tước đoạt đi vai trò vận mệnh của tiến trình phát triển xã hội.
Nền móng của xã hội là con người và những phương tiện để trồng trọt, sản xuất và chuyên chở. Miễn là nông nghiệp, sản xuất và vận tải còn tồn tại thì thế giới còn có thể tồn tại qua bất kỳ thay đổi kinh tế hay xã hội nào. Và vì thế, khi chúng ta lao động nghĩa là chúng ta đang phụng sự thế giới.