Nhiệm vụ trên được Chính phủ đề cập tại Nghị quyết số 218 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10.
Chính phủ chỉ đạo các bộ,ậpBanChỉđạoTổgiúpviệcvềtinhgọnbộmáycủaChínhphủtrướcngàkèo banh cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khẩn trương thực hiện tổng kết 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Cùng đó là xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực, giảm tổ chức bên trong, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Nhiệm vụ trên cần hoàn thành trong tháng 12/2024.
"Giao Bộ Nội vụ khẩn trương đề xuất việc thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ, báo cáo Thủ tướng trước ngày 20/11", nghị quyết nêu rõ.
Trước đó, ngày 12/11, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm định đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ.
Phát biểu tại phiên họp, đại diện Bộ Nội vụ cho biết, sau gần 10 năm thực hiện, Luật Tổ chức Chính phủ bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp như: chưa cụ thể hóa toàn bộ nội hàm về "quyền hành pháp"; các nội dung về kiểm soát quyền lực giữa cơ quan hành pháp với cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp chưa được quy định rõ...
Vì vậy, Bộ Nội vụ cho rằng việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019 là cần thiết nhằm hoàn thiện các quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ; nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng và các thành viên Chính phủ.
Đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước tinh gọn hợp lý, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm sự thống nhất, thông suốt của bộ máy hành chính Nhà nước; phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ dự kiến sửa đổi, bổ sung 11 nhóm vấn đề, chia thành 5 chính sách lớn.
Thứ nhất, hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo yêu cầu đổi mới quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả.
Thứ hai, hoàn thiện quy định về mối quan hệ phân công, phối hợp trong thực hiện quyền lực Nhà nước; cơ chế kiểm soát quyền lực giữa Chính phủ với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, quyền tư pháp.
Thứ ba, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ, Thủ tướng với các bộ, cơ quan ngang bộ, giữa Chính phủ với chính quyền địa phương trong quản lý Nhà nước đối với ngành, lĩnh vực, bảo đảm đề cao trách nhiệm của người đứng đầu bộ, ngành và trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với các nội dung được phân cấp, phân quyền theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, hoàn thiện các quy định để đổi mới phương thức tổ chức hoạt động của Chính phủ phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh chuyển đổi số và xây dựng Chính phủ số, bảo đảm tăng tính công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý Nhà nước.
Thứ năm, hoàn thiện các quy định về tổ chức của Chính phủ để tạo khung pháp lý sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Anh VănĐề xuất bỏ cấp Tổng cục
Tham gia ý kiến tại phiên họp hôm 12/11, đại diện Bộ Công an đánh giá phạm vi sửa đổi, bổ sung như trên là rất lớn. Vì vậy đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc xây dựng Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) thay vì chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ.
Về các quy định liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ, theo đại diện Bộ Công an, địa vị pháp lý của Tổng cục chưa được quy định rõ ràng; chính sách đối với cấp Cục trực thuộc Bộ và Cục trực thuộc Tổng cục như nhau nên chưa khuyến khích tinh gọn bộ máy.
Do đó, Bộ Công an đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu theo hướng bỏ cấp Tổng cục trong cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ.