Nhóm Hamas đã xác nhận việc ông Al-Arouri là một trong những người thiệt mạng sau vụ tấn công bằng máy bay không người lái của quân đội Israel vào phía nam Beirut tối 2/1.
Giới chức Israel hiện vẫn chưa lên tiếng về sự việc. Tuy nhiên,ìsaocáichếtcủaPhóthủlĩnhHamastăngnguycơxungđộtkhắpTrungĐôlich thi dau c1 chau au nếu Tel Aviv đứng ra nhận trách nhiệm, đây sẽ là vụ ám sát đầu tiên của các lực lượng Israel nhằm vào giới lãnh đạo Hamas ở nước ngoài sau nhiều tháng đe dọa.
Nhân vật có ảnh hưởng
Theo báo Guardian, Israel có vẻ đã chọn lựa mục tiêu cẩn thận - một trong những thủ lĩnh cấp cao nhất của nhóm vũ trang Hồi giáo người Palestine và cũng là sợi dây liên hệ chính giữa tổ chức này với Iran và nhóm vũ trang Hezbollah ở Lebanon. Al-Arouri cũng có ảnh hưởng ở khu vực Bờ Tây đang bị Israel chiếm đóng, nơi ông sinh ra và chứng kiến bạo lực gia tăng trong những tháng gần đây.
Al-Arouri tham gia tích cực vào các hoạt động Hồi giáo từ khi còn là sinh viên của trường Đại học Hebron vào giữa những năm 1980, thời điểm những hệ tư tưởng như vậy đang lan rộng khắp Trung Đông. Ông gia nhập Hamas ngay sau khi tổ chức này ra đời vào năm 1987 và góp phần thành lập Lữ đoàn Izz al-Din al-Qassem, cánh quân sự của Hamas.
Al-Arouri bị Israel bắt giam vào năm 1992 và phải ngồi tù gần như suốt 18 năm tiếp sau đó. Năm 2010, ông đã giúp đàm phán để đi đến một thỏa thuận, trong đó Tel Aviv chấp nhận phóng thích hơn 1.000 tù nhân Palestine để đổi lấy tự do cho một binh sĩ Israel bị bắt cóc.
Từng cắm chốt ở Syria, rồi Qatar và gần đây nhất ở Lebanon, Al-Arouri đã tạo dựng được danh tiếng là một nhà lãnh đạo sắc sảo với các mối quan hệ trên khắp Trung Đông, đặc biệt với Iran. Ông cũng mở rộng mạng lưới và ảnh hưởng của Hamas ở Bờ Tây cũng như thương lượng với đảng Fatah đứng đầu Chính quyền Palestine (PA) tại thành phố Ramallah.
Al-Arouri đã có những bước thăng tiến lớn trong nội bộ Hamas. Vốn là thành viên trong “Bộ chính trị” đầy quyền lực của phong trào Hồi giáo này, ông được bầu làm Phó thủ lĩnh cho Ismail Haniyeh, người đứng đầu tổ chức vào năm 2017. Kể từ đó, ông là sứ giả cấp cao của nhóm, tham gia vào hầu hết các quyết định chính trị quan trọng và là phát ngôn viên chủ chốt của Hamas.
Giới quan sát đánh giá, Al-Arouri là nhân vật theo đường lối cứng rắn. Năm 2015, Bộ Tài chính Mỹ cáo buộc ông đã tài trợ và chỉ đạo các hoạt động quân sự của Hamas ở Bờ Tây. Washington cũng đổ lỗi cho ông về một số vụ tấn công khủng bố, cướp bóc và bắt cóc. Chính phủ Mỹ gọi Al-Arouri là “kẻ khủng bố toàn cầu”, đồng thời treo thưởng tới 5 triệu USD cho thông tin giúp dẫn đến việc bắt giữ ông.
Một số quan chức Israel cũng tin, người đàn ông 57 tuổi nói trên có thể đã biết trước về kế hoạch đột kích đẫm máu của Hamas vào lãnh thổ nước này ngày 7/10, khiến gần 1.200 người Do Thái, chủ yếu là dân thường thiệt mạng.
Ngay sau sự kiện 7/10, Arouri đã gặp Hassan Nasrallah, thủ lĩnh nhóm Hezbollah, để thảo luận về các chiến lược nhằm “giành thắng lợi thực sự trong cuộc xung đột với Israel". Những bức ảnh công khai của hai người cho thấy họ đang nói chuyện dưới bức chân dung của Ayatollah Khomeini, lãnh tụ tinh thần tối cao đầu tiên của Iran.
Gần đây nhất, Al-Arouri đã tham gia các cuộc thương lượng do Qatar làm trung gian dàn xếp, dẫn đến thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 7 ngày giữa Israel – Hamas ở Dải Gaza vào cuối tháng 11 năm ngoái để 2 bên trao đổi khoảng 320 con tin và tù nhân cũng như tạo điều kiện cho các xe tải chở hàng viện trợ nhân đạo thiết yếu tiến vào vùng đất này.
Các chuyên gia Israel cho rằng, Al-Arouri phụ trách việc lập danh sách những người sẽ được hai bên trả tự do. Vai trò của vị phó thủ lĩnh Hamas trong quá trình được mô tả là “không thể thiếu”.
Cái chết gây chấn động
Ngay sau khi thông tin về cái chết của Phó thủ lĩnh Hamas được loan báo, cựu Đại sứ Israel tại Liên Hợp Quốc Danny Danon đã gửi lời chúc mừng tới các cơ quan an ninh và tình báo Israel về vụ “ám sát” này. Một số người ủng hộ Tel Aviv cũng coi đây là “chiến thắng quan trọng” giúp chính quyền Thủ tướng Benjamin Netanyahu trấn an người dân Israel, đồng thời lấy lại sự ủng hộ sau những chỉ trích về “thất bại an ninh và tình báo dẫn đến sự cố 7/10”.
Tuy nhiên, trong dư luận cũng có những lo ngại rằng, chiến lược như vậy có thể phản tác dụng. Các mục tiêu ám sát trước đây của Israel từng tiết lộ với báo chí rằng, họ không hề nản chí mà còn quyết tâm chống Tel Aviv hơn. Một số người khác cho rằng, bất kỳ tổn hại nào gây ra cho các tổ chức cực đoan và khủng bố chỉ là tạm thời.
Theo giới phân tích, hậu quả của các vụ ám sát thường rất khó lường. Cái chết của nhà lãnh đạo có thể buộc một nhóm vũ trang nổi dậy phải thay đổi chiến lược, hoặc thậm chí từ bỏ bạo lực, nhưng cũng có thể dẫn đến sự trỗi dậy của một thủ lĩnh khác cứng rắn hơn.
Thủ lĩnh Hezbollah Nasrallah từng cảnh báo Israel sẽ vấp phải “phản ứng quyết liệt” nếu thực hiện bất kỳ vụ ám sát nào nhằm trên đất Lebanon. Trong khi, Thủ tướng Lebanon Najib Mikati đã lên án vụ tấn công của Israel, đồng thời khuyến cáo các nhà lãnh đạo ở Tel Aviv “dừng đưa những thất bại của họ ở Dải Gaza về biên giới phía nam của Lebanon”.
Theo Nasser Kanaani, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Iran, vụ ám sát Phó thủ lĩnh Hamas "chắc chắn sẽ khơi dậy một làn sóng phản kháng khác và động lực chiến đấu chống lại Israel, không chỉ ở Palestine mà còn khắp khu vực”. Điều đó ám chỉ nguy cơ xung đột leo thang rộng hơn ở Trung Đông và Israel hiện có thể phải chống chọi với xung đột ở nhiều mặt trận cùng lúc, điều nước này từng cố gắng tránh.