Từ năm học 2020-2021,áoviênkểchuyệnlầnđầutiênđượcchọnsáchgiámu vs nottingham forest trực tiếp Bộ GD-ĐT bắt đầu triển khai chương trình phổ thông mới trên cả nước đối với lớp 1. Các cơ sở giáo dục được quyền lựa chọn sách giáo khoa mới (trong 5 bộ sách) để sử dụng cho chương trình.
Giáo viên nghiên cứu, thảo luận về các bộ sách giáo khoa |
Lần đầu tiên trong nghề
Đây cũng là lần đầu tiên trong đời, trong nghề, nhiều giáo viên được tự chọn sách giáo khoa (SGK) để dạy thay vì “đến hẹn lại lên” với bộ sách dùng chung cho cả nước.
Cô Nguyễn Kim Cúc, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Liên Bảo (TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) cho hay các giáo viên của trường đã tận dụng ngay khoảng thời gian nghỉ dịch Covid-19 từ tháng 2 đến tháng 4 để nghiên cứu, lựa chọn SGK lớp 1.
“Trong quá trình lựa chọn, chúng tôi nhận thấy mỗi một bộ SGK đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung, các SGK đều có chất lượng tốt, hình thức trình bày đẹp, màu sắc hài hòa, hình ảnh sinh động tạo cảm hứng học tập”.
Theo tiêu chí “chọn cho mình sử dụng nên phải phù hợp với mình”, cô Cúc cho biết giáo viên nhà trường đã thống nhất chọn các sách giáo khoa thuộc 3 bộ sách (Cánh diều, Kết nối tri thức với cuộc sống, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục).
Quá trình chọn sách diễn ra với nhiều bước, từ đọc, nghiên cứu, thảo luận đến bỏ phiếu kín,... |
Cô Nguyễn Thị Bích Hiền, giáo viên của trường Tiểu học Liên Bảo dự kiến sẽ dạy lớp 1 chương trình phổ thông mới trong năm học 2020-2021 tới đây. Cô kể rằng đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ trước khi đưa ra quyết định.
“Tất nhiên bước đầu có những băn khoăn nhất định, nhưng tôi nghĩ những điều đó không đáng để mình lùi bước. Qua nghiên cứu 5 bộ sách, tôi thấy kênh chữ và kênh hình tt rất bắt mắt, nội dung trong các bộ sách đều rất phong phú, đa dạng, hấp dẫn”.
Cô trò Trường Tiểu học Liên Bảo (TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) trong một giờ học nhóm. |
Một giáo viên khác của trường cho hay thông qua quy trình mà địa phương ban hành, các giáo viên sẽ nghiên cứu, thảo luận theo tổ và bỏ phiếu kín chọn sách.
“Đi dạy nhiều năm rồi nhưng đây là lần đầu tiên trong đời tôi chọn sách giáo khoa để dạy cho năm sau. Cảm xúc có chút lạ lẫm, hồi hộp, trái ngược với các năm trước khi chỉ có một bộ sách giáo khoa duy nhất. Bản thân tôi cũng muốn nghiên cứu sâu tất cả các bộ nên thức nhiều đêm với "món" này. Dù mất thời gian nhưng mình lại có được cái nhìn tổng thể để đưa ra quyết định công tâm hơn”, cô giáo nói.
Bà Nguyễn Thị Kim Chung, Trưởng phòng GD-ĐT TP Vĩnh Yên, cho hay mỗi sách giáo khoa được xem như một con đường và như vậy có thể hiểu là nhiều đường đi nhưng đều dẫn tới cái đích cuối cùng, đó là yêu cầu cần đạt được của chương trình từng môn học. Do vậy, đứng ở góc độ người quản lý, theo bà Chung, việc có nhiều bộ SGK sẽ không quá khó trong quá trình chỉ đạo thực hiện và đánh giá.
Phải thực hiện tốt để không "mất điểm"
Cô Trần Thị Tố Oanh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Tam Hợp (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) lo lắng bởi đây là chủ trương mới, nếu thực hiện không tốt thì sẽ “mất điểm” trong mắt phụ huynh, học sinh. Do đó, cô Oanh cho hay phải dựa trên một hệ thống văn bản của Bộ, Sở, Phòng và cho giáo viên tập huấn, nghiên cứu rất nhiều lần.
Từ tháng 2, tất cả các giáo viên của Trường Tiểu học Tam Hợp được giao nghiên cứu cả 5 bộ sách giáo khoa (được Bộ trưởng GD-ĐT phê duyệt sử dụng cho chương trình phổ thông mới), dù ưu tiên nhóm dạy khối 1 nhiều hơn. Từ đó, các giáo viên phải đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của từng bộ sách.
Một giờ học Mỹ thuật tại Trường Tiểu học Tam Hợp (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc). |
"Dù đã chọn xong các đầu sách nhưng ban đầu, giáo viên của trường vẫn cảm thấy bỡ ngỡ, mới mẻ. Tuy nhiên, chúng tôi lại thấy có thể sẽ rất thuận lợi bởi có nhiều nội dung gắn liền với thực tiễn, áp dụng vào được trong cuộc sống của các em học sinh” - Cô Oanh nói.
Cô Oanh cũng khẳng định: 5 bộ sách chỉ như là 5 con đường đi để đến đích trong chương trình dạy. Dù sách có khác nhau nhưng sau khi kết thúc, học sinh sẽ có những điểm chung về chuẩn phẩm chất, năng lực. Vì vậy, phụ huynh không cần lo lắng về chuyện mỗi trường học một sách, khi con chuyển trường có theo kịp được các bạn hay không.
Ông Phạm Khương Duy, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc |
Ông Phạm Khương Duy, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc cho biết tới đây sẽ có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình.
“Sở cũng đã tham mưu với UBND tỉnh để có một kế hoạch tổng thể cho việc bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, SGK mới. Riêng với lớp 1, hiện chúng tôi đang xây dựng kế hoạch phối hợp với các nhà xuất bản có SGK mà các trường học ở tỉnh lựa chọn để phân chia thời gian bồi dưỡng. Tất cả các giáo viên dạy lớp 1 năm nay sẽ được bồi dưỡng đầy đủ 100% nội dung. Ngoài ra, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho toàn bộ giáo viên cấp tiểu học”.
Hoàng Lan
- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ báo cáo xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép trường hợp đã có ít nhất 1 bộ SGK bảo đảm chất lượng thì Bộ GD-ĐT không tổ chức biên soạn một bộ sách sử dụng ngân sách nhà nước nữa.