Viettel thử nghiệm 5G đầu tiên tại Việt Nam. |
Sứ mạng của 5G đặt lên vai ngành ICT
Nếu nhìn lại quá khứ,ệtNamsẽđicùngvớithếgiớivềbdkq cup duc Việt Nam triển khai 3G và 4G đều chậm hơn so với thế giới từ 8 - 10 năm. Thậm chí với 4G, Việt Nam là nước sau chót trên thế giới triển khai công nghệ này. Thế nhưng, với 5G, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tuyên bố Việt Nam sẽ nằm trong Top đầu và đi cùng thế giới về cung cấp dịch vụ và cả sản xuất thiết bị viễn thông 5G. “Việt Nam sẽ thương mại 5G chính thức vào năm 2020 bằng thiết bị của Việt Nam. Hiện nay, thế giới chưa có chuẩn và tần số chính thức cho 5G. Dự kiến năm 2020, tiêu chuẩn cho 5G sẽ được ban hành. Việt Nam đi sau các nước khi triển khai 2G, 3G, 4G nhưng sẽ đi cùng với thế giới về 5G. Trong 131 nhà mạng đang triển khai 5G, thì Việt Nam có 3 nhà mạng đang triển khai thử nghiệm”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.
Người đứng đầu Bộ TT&TT cho rằng, công nghệ 2G là công nghệ điện thoại thuần tuý. Công nghệ 3G là nửa điện thoại, nửa data (dữ liệu). Công nghệ 4G là thuần tuý data, nhưng là cho người với người. Công nghệ 5G cũng là công nghệ data, nhưng là công nghệ đầu tiên được thiết kế cho kết nối vạn vật, với một loạt tính năng mới, độ trễ thấp, tiêu thụ nguồn nhỏ. Công nghệ 5G sẽ tạo ra một cuộc cách mạng về kết nối. Công nghệ 2G, 3G và 4G được triển khai để kết nối 7 tỷ người thì 5G sẽ kết nối hàng ngàn tỷ thiết bị, chuyển tải toàn bộ thế giới vật lý vào thế giới ảo, và làm thay đổi cơ bản cuộc sống loài người, khi vạn vật cất tiếng nói như con người. Đây là sứ mạng của 5G, và sứ mạng ấy đặt lên vai ngành ICT.
5G sẽ tạo ra những thay đổi lớn như: tăng dung lượng và tốc độ cho thông tin băng rộng, tạo kết nối cho vạn vật, (IoT), nhất là các kết nối đòi hỏi phản ứng thời gian thực thay đổi căn bản; ngành công nghiệp, giao thông, y tế, nông nghiệp, thành phố thông minh; tạo ra một ngành công nghiệp mới, công nghiệp sản xuất hàng ngàn tỷ thiết bị, sensors, cũng như kích hoạt đổi mới sáng tạo trong hầu hết các ngành. 5G tạo ra sự kết nối không giới hạn cho tất cả. Mỗi nước sẽ chọn cho mình một thứ tự ưu tiên riêng để ứng dụng 5G.
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, công nghệ 5G là công nghệ đầu tiên được thiết kế cho kết nối vạn vật, với một loạt tính năng mới, độ trễ thấp, tiêu thụ nguồn nhỏ. |
Phát biểu tại sự kiện Viettel chính thức thử nghiệm 5G ngày 10/5/2019, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Thử nghiệm 5G năm 2019 và triển khai thương mại năm 2020 là một tuyên bố của ngành ICT Việt Nam về việc từ nay chúng ta sẽ không tiếp tục đi sau mà sẽ đi cùng nhịp với những nước đầu tiên trên thế giới. ICT là nền tảng thúc đẩy mọi lĩnh vực trong cuộc sống, bởi vậy phải đi trước, phải được đầu tư trước. Thử nghiệm 5G của Viettel phải tập trung vào việc làm thế nào để nâng cao chất lượng mạng 5G trên toàn quốc và chỉ rõ vai trò 5G trong mạng di động toàn cầu. Một trong những ứng dụng giai đoạn đầu của 5G là nhà máy thông minh, là công nghệ cao. Ở đó, rất nhiều công nghệ mới 5G đang được sử dụng. Ở đó, Viettel và các nhà mạng phải sớm thử nghiệm để năm 2020 phủ sóng toàn bộ các khu công nghệ cao, các trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, các nhà máy sản xuất thông minh”.
Ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel khẳng định: “Với sứ mệnh tiên phong kiến tạo xã hội số tại Việt Nam, Viettel tự tin làm chủ những công nghệ hiện đại. Về mặt hạ tầng truyền dẫn, công nghệ kết nối IoT trên nền 4G LTE-M và NB-IoT đã được Viettel triển khai và trở thành một trong 50 nhà mạng đầu tiên trên thế giới triển khai các công nghệ này. Viettel trở thành nhà mạng đầu tiên trên thị trường giúp Việt Nam bắt kịp những nước đi đầu về 5G trên thế giới như Mỹ, Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc”.
Viettel giới thiệu các giải pháp tại Triển lãm Viễn thông thế giới năm 2019. |
Viettel và Vingroup sẽ tiên phong sản xuất thiết bị 5G
Theo thống kê hiện nay có không nhiều hãng sản xuất thiết bị 5G và thị trường cơ bản nằm trong tay của Ericsson, Huawei, Nokia… Để có thể chen chân vào thị trường này với các ông lớn là câu chuyện khó khăn trên thế giới. Thế nhưng, Việt Nam không chỉ là nhà mạng tiên phong thử nghiệm 5G, mà còn tuyên bố sẽ sản xuất được thiết bị viễn thông 5G, đưa ra thị trường vào năm 2020.
Theo ông Tào Đức Thắng, Phó Tổng Giám đốc Viettel, lợi ích của 5G bao gồm ứng dụng cho một chuỗi công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, phục vụ cho việc kết nối, tự động hóa, đường truyền tốc độ cao, độ trễ thấp, giải quyết được nhiều hạn chế hiện nay của những công nghệ cũ. Viettel đã phối hợp với các nhà cung cấp để nghiên cứu, tự sản xuất thiết bị 5G. 5G không đơn thuần là trạm thu phát sóng 5G mà còn bao gồm hệ thống mạng lõi để hỗ trợ cho 5G, thiết bị đầu cuối 5G. Viettel đã thành lập nhóm nghiên cứu phát triển công nghệ 5G từ năm 2015, đồng thời đặt mục tiêu đến năm 2019 sẽ hoàn thành chế thử trạm phát sóng 5G phiên bản 1, thử nghiệm mạng lưới trạm 5G vào năm 2020 và sẵn sàng thương mại sản phẩm vào năm 2021.
Ông Nguyễn Cương Hoàng, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Công nghiệp công nghệ cao Viettel cho hay, Viettel có hơn 1.000 kỹ sư CNTT và dành tới 300 kỹ sư có nhiều kinh nghiệm cho chương trình nghiên cứu sản xuất 5G. Tập đoàn này đã phê duyệt dự toán ngân sách 500 tỷ đồng cho việc phát triển Microcell 5G và đang đầu tư phòng Lab 5G trị giá 200 tỷ đồng. Viettel đang hợp tác với nhiều đối tác của Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ về chipet và phần cứng, phần mềm cho 5G. Ông Nguyễn Cương Hoàng còn khẳng định, Viettel sẽ thử nghiệm dịch vụ Microcell 5G vào khoảng tháng 6/2020 trên mạng lưới của Viettel. Toàn bộ phần cứng và phần mềm cho thiết bị 5G đều được Viettel nghiên cứu và sản xuất tại Việt Nam. “Viettel cam kết sẽ theo đuổi chương trình 5G này”, ông Hoàng nhấn mạnh.