Theânhàngphảinêurõphươngánđềnbùsựcốtronghợpđồty le bong da hom nayo quy định đang xây dựng, khi ký hợp đồng cung ứng dịch vụ với khách hàng, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán sẽ phải ghi rõ trách nhiệm của mình khi xảy ra rủi ro, sự cố.
Cụ thể, đó là các trách nhiệm tiếp nhận thông tin từ khách hàng, thời gian xử lý, phương án xử lý khi phát sinh sự cố trong hoạt động thanh toán.
Thời gian qua, liên tiếp một số sự cố liên quan đến tài khoản ngân hàng của người dân đã được báo chí phản ánh, cá biệt có trường hợp khách hàng bị mất tới 500 triệu đồng chỉ sau một đêm. Trong đa số trường hợp, khách hàng cho biết tài khoản tự dưng bị trừ tiền dù thẻ vẫn trong ví hoặc không sử dụng đến. Về phía mình, ngân hàng đưa ra nhiều khả năng như người dùng đã vô tình để lộ mật khẩu đăng nhập tài khoản ngân hàng cho các trang web lừa đảo...
Theo quy định đang xây dựng, khi ký hợp đồng cung ứng dịch vụ thanh toán với khách hàng, các tổ chức thanh toán, trung gian thanh toán phải nêu rõ trách nhiệm khi xảy ra sự cố. |
Để hạn chế thấp nhất rủi ro, đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động thanh toán nói chung, thanh toán thẻ, thanh toán điện tử nói riêng, cũng như đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và ngân hàng, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan nghiên cứu quy định về việc các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán như ngân hàng hoặc các tổ chức trung gian thanh toán phải ghi rõ trách nhiệm của mình trong hợp đồng cung ứng dịch vụ thanh toán ký kết với khách hàng. Hạn chót để ban hành quy định này là trước ngày 15/10.
Ngân hàng Nhà nước cũng có trách nhiệm xây dựng, đề xuất các biện pháp khuyến khích, yêu cầu ngân hàng đầu tư hạ tầng công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo an toàn, an ninh các dịch vụ thanh toán; đồng thời hướng dẫn cụ thể người dân cách sử dụng dịch vụ thanh toán một cách an toàn, hạn chế rủi ro và phòng tránh tội phạm, công văn của Văn phòng Chính phủ gửi Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công an ngày 7/9 nêu rõ.
Trong khi đó, trách nhiệm của Bộ Công an là xử lý nghiêm, kịp thời những vi phạm trong hoạt động thanh toán, ảnh hưởng đến an ninh, an toàn của hệ thống thanh toán quốc gia và uy tín của hệ thống ngân hàng.
Tại Hội nghị trực tuyến chuyên đề "Đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử và thanh toán thẻ" do Ngân hàng Nhà nước tổ chức ngày 8/9, các chuyên gia đã cảnh báo, hệ thống tài chính ngân hàng, trong đó xương sống là hệ thống thanh toán, đều là những hệ thống trọng yếu, nhạy cảm của nền kinh tế. Vì thế, đó cũng đã và đang là đích ngắm hàng đầu của tội phạm công nghệ cao, cả trên thế giới lẫn tại Việt Nam.
"Qua theo dõi, giám sát hoạt động thanh toán điện tử và thanh toán thẻ trong thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã nhận thấy các sự cố rủi ro và gian lận với phương thức và thủ đoạn mới xuất hiện tại Việt Nam. Nếu như trước đây, các vụ việc gian lận phát sinh chủ yếu đối với thẻ quốc tế và đối tượng tội phạm người nước ngoài thì hiện nay các vụ việc gian lận đã chuyển hướng sang cả đối với thẻ nội địa và hệ thống ATM/POS tại Việt Nam", đại diện Ngân hàng Nhà nước đánh giá.
Tuy vậy, theo cơ quan này thì "tỷ lệ sự cố và vụ việc gian lận xảy ra tại Việt Nam thời gian qua vẫn ít, chỉ là hy hữu".
Chia sẻ tại Hội nghị này, đại diện Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho biết, Cục đang khẩn trương tổ chức triển khai các nhiệm vụ được giao nhằm tăng cường bảo đảm an toàn thông tin cho Việt Nam nói chung và ngành tài chính, ngân hàng nói riêng, trong đó có việc khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động an toàn thông tin tại Việt Nam. Cục cũng khuyến cáo các đơn vị ngoài việc tự xây dựng các hệ thống đảm bảo an toàn thông tin thì cũng rất cần sự chung tay, góp sức, chia sẻ, hợp tác lẫn nhau giữa các đơn vị và tổ chức.
T.C