Trong những tháng còn lại của năm 2020,ịpthờitriểnkhaicácgiảiphápthúcđẩypháttriểnkinhtếsoi keo truc tuyến UBND tỉnh chỉ đạo các sở ngành theo dõi tình hình hoạt động, kịp thời giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất của một công ty dệt sợi tại KCN Bàu Bàng
Kịp thời giải quyết khó khăn
Dự kiến đến cuối năm tỉnh sẽ hoàn thành đạt và vượt 21/31 chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. Báo cáo trước Thường trực Tỉnh ủy, ông Nguyễn Thanh Trúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết hiện nay doanh nghiệp (DN) thiếu hụt nguyên liệu, giảm mạnh thị trường tiêu thụ, phải giảm quy mô hoạt động từ 30 - 60% công suất. Một số DN lại thiếu lao động là chuyên gia, quản lý nước ngoài hoặc chủ DN chưa thể nhập cảnh vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, đời sống của một bộ phận người lao động, người dân còn khó khăn. Các vướng mắc trong đầu tư công, bồi thường giải phóng mặt bằng, tuy được tập trung chỉ đạo tháo gỡ, nhưng một số công trình dự án còn chậm tiến độ, kéo dài. Theo các chủ đầu tư, dự kiến giải ngân vốn đầu tư công đến cuối năm 2020 ước đạt 85% kế hoạch đề ra. Tuy nhiên khả năng thực hiện theo số ước này của chủ đầu tư là khá cao, hiện nay số vốn giải ngân cả tỉnh chỉ đạt khoảng 31% kế hoạch.
Trước những hạn chế, khó khăn cần tập trung giải quyết, UBND tỉnh đã đề ra những nhiệm vụ còn lại trong 2 tháng cuối năm. Trong đó, tập trung cải thiện môi trường đầu tư, theo dõi tình hình hoạt động, kịp thời giải quyết khó khăn cho DN và nhà đầu tư. Đổi mới phương thức, cách thức thu hút đầu tư nhằm tận dụng tối đa làn sóng dịch chuyển nguồn vốn và công nghệ đang diễn ra trong khu vực và thế giới được xem là nhiệm vụ then chốt tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế trong năm 2021.
Ông Nguyễn Thanh Trúc, cho biết: “Các sở, ngành địa phương tiếp tục tăng tốc, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Đặc biệt xử lý nghiêm các trường hợp cố tình làm chậm, né tránh trách nhiệm, vi phạm quy định. Đồng thời huy động mọi nguồn lực từ tất cả các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn. Chú trọng xây dựng hạ tầng giao thông, logistics, khu, cụm công nghiệp, hạ tầng văn hóa xã hội đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trên địa bàn”. Cùng với tập trung phát triển kinh tế - xã hội, ông Nguyễn Thanh Trúc cho biết thêm, tỉnh sẽ chú trọng thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, đặc biệt là chăm lo cho gia đình chính sách, người có công, người lao động, hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng do dịch bệnh”.
Tập trung phát triển hạ tầng giao thông
Trong nhiều năm qua, Bình Dương đã luôn quan tâm, đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, phục vụ cho việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa. Hệ thống giao thông của tỉnh được đầu tư đồng bộ, liên hoàn, kết nối các đô thị, khu công nghiệp, vùng nguyên liệu nội tỉnh đến các quốc lộ, đầu mối giao thông của quốc gia và các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tuy nhiên với tốc độ phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, công nghiệp, đô thị, tăng dân số cơ học, gia tăng lưu lượng, nhất là các phương tiện có tải trọng lớn, hạ tầng giao thông vẫn còn chưa theo kịp tốc độ và nhu cầu phát triển của tỉnh. Một số giao lộ, đoạn tuyến còn xảy ra tình trạng ùn tắc vào các giờ cao điểm như quốc lộ 13, đường Mỹ Phước - Tân Vạn, ĐT.743a, ĐT.743b, ĐT.743c…
Ông Nguyễn Thanh Trúc cho biết: “Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã đề ra 4 chương trình hành động đột phá cho nhiệm kỳ, trong đó chương trình “Tập trung phát triển hạ tầng giao thông theo định hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa, xây dựng thành phố thông minh Bình Dương”. Ban cán sự Đảng UBND tỉnh đang lãnh đạo, chỉ đạo các ngành chuyên môn hoàn thiện chương trình để trình Ban Thường vụ và Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xem xét, thông qua để triển khai thực hiện. Trong đó chú trọng vào 2 nhóm giải pháp gồm nhóm giải pháp tập trung cho tuyên truyền, quán lý hành chính và nhóm giải pháp về quy hoạch đầu tư hệ thống trục giao thông”.
Tại cuộc họp các đại biểu cũng đã thảo luận, bàn bạc các giải pháp tháo gỡ khó khăn trước mắt cũng như lâu dài. Trong đó, chú trọng nâng cao nhận thức trong toàn Đảng bộ tỉnh, thể hiện quyết tâm chính trị của toàn tỉnh về an toàn, chống ùn tắc, đầu tư hạ tầng giao thông hiện đại. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân khi tham gia giao thông.
Trong thời gian tới, Bình Dương sẽ tập trung tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công công trình và nâng cấp mở rộng một số trục giao thông quan trọng, huyết mạch của tỉnh. Cụ thể, nâng cấp mở rộng ĐT743 đoạn từ miếu Ông Cù đến giao lộ cầu vượt Sóng Thần, trong đó có đầu tư cầu vượt tại ngã sáu An Phú và ngã tư 550. Hiện dự án đang được triển khai thi công. Triển khai dự án cải tạo hạ tầng giao thông công cộng tỉnh Bình Dương; dự án cải tạo cảnh quan, chống ùn tắc giao thông trên tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn, ĐT746, ĐT747B, ĐT743, dự án cải tạo, mở rộng quốc lộ 13…
Kết luận tại cuộc họp, ông Trần Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, cho rằng kết quả các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt được trong 10 tháng năm 2020 đã phản ánh được những nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19. Ông Trần Văn Nam thống nhất với giải pháp, phấn đấu đến mức cao nhất các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. Riêng về vấn đề cơ sở hạ tầng, ông Trần Văn Nam nhấn mạnh đây là 1 trong 4 chương tình đột phá của tỉnh trong nhiệm kỳ 2020- 2025 có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đề nghị sở ngành phải phối hợp nhất quán, quyết tâm triển khai thực hiện.