Chị Vi Thị Dung (SN 1987,ốnmẹconsốngcảnhkhổmộtgóimỳtômphaloãngcầmhơbxh new zealand ở bản Co Me, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, Thanh Hóa) dù lấy hai đời chồng nhưng vẫn một mình vất vả nuôi con. Con trai lớn của chị năm nay 16 tuổi, bị vỡ bánh chè, đi lại tập tễnh, không phụ giúp được việc nặng nhọc cho mẹ. Con trai thứ hai 8 tuổi, gầy gò thấp bé còn cậu con út, bé Đỗ Trần Toàn mới 5 tuổi nhưng đã mổ bụng tới 3 lần để cắt ruột.
Một mình chị Dung phải vất vả nuôi 3 đứa con |
Gia cảnh nghèo khó, lại ít học nên năm 13 tuổi, chị Dung đã lập gia đình. Con trai đầu là Phạm Bá Tiến tròn 3 tuổi thì hai vợ chồng bỏ nhau, chị nhận nuôi con.
Khi Tiến đủ lớn, chị Dung đi bước nữa với chồng thứ hai, sinh được Đỗ Trần Tâm (SN 2013) và Đỗ Trần Toàn (SN 2017). Một lần nữa hạnh phúc đổ vỡ, chị lại một mình gồng gánh nuôi 3 đứa trẻ.
Nhà chị Dung thuộc diện hộ nghèo, con trai đầu 16 tuổi cũng đã biết giúp mẹ lên rừng kiếm măng, kiếm củi về bán. Mới đây, trong một lần đi rừng, em không may bị trượt chân ngã vỡ bánh chè. Ban đầu chị cũng nghĩ chỉ trật xương khớp thông thường, lấy lá cây rừng đắp nhưng không khỏi.
Bụng cháu Toàn chi chít vết mổ |
“Đưa đi khám thì bác sĩ nói vỡ bánh chè phải mổ, tôi như rụng rời chân tay, giờ bữa ăn trong ngày còn chẳng đủ lấy tiền đâu mà mổ”, chị Dung nhớ lại.
Nhìn thấy con đau đớn chị không cầm được nước mắt, phải đi vay mượn khắp nơi mới kiếm đủ tiền mổ cho con. Giờ chân Tiến rất yếu, đi lại cũng khó khăn chẳng còn đi rừng giúp mẹ được nữa.
Con trai thứ 2 của chị Dung năm nay 8 tuổi nhưng nhìn như đứa trẻ lên 5, người gầy gò, nhỏ thó. Chị cho hay, từ khi sinh ra đến nay con không có bệnh tật gì, gầy nhỏ như vậy là do thiếu ăn.“Lắm hôm mấy mẹ con không còn gạo, phải hái rau măng ăn tạm qua ngày, bữa đói bữa no. Hôm có gạo, không có thức ăn thì đi mua chịu một gói mỳ tôm nấu loãng, cho cơm vào mỗi đứa một bát”, chị nói rơm rớm nước mắt.
Hai anh em Tâm, Toàn nhỏ thó |
Chị Dung thương nhất là con trai út Đỗ Trần Toàn (5 tuổi), chào đời được hơn một tháng đã phải lên bàn mổ cắt ruột. Tính đến nay, con đã phẫu thuật đến 3 lần. Người mẹ nghèo ít học không hiểu rõ căn nguyên, chị hiểu nôm na con bị xoắn ruột, hồ sơ bệnh án cũng chẳng lưu lại gì.
Hiện tại, khi trái gió trở trời, đứa trẻ lại đau vùng bụng, mỗi bữa không ăn được nhiều nên phải ăn nhiều bữa. Đau lòng thay nhà quá nghèo, bữa chính còn chẳng đủ ăn nên khi đi đâu gặp quả gì, cái gì thì con ăn tạm.
Chuyển lên khu tái định cư mới, chị gánh thêm số nợ 70 triệu đồng |
Tiền vay mượn mổ cho các con và thuốc men vẫn còn đang nợ đến cả trăm triệu đồng, mới đây, do nằm trong khu vực nguy cơ sạt lở do lũ, nhà chị Dung phải di chuyển đến nơi ở mới. Dù đã được nhà nước hỗ trợ 90 triệu đồng nhưng số tiền này không đủ xây nhà, chị phải nợ thêm 70 triệu đồng tiền nguyên vật liệu.
Nhà đã xây xong, bên trong trống hoác, xác xơ không có nổi cái giường. Mấy mẹ con chỉ đành trải tấm chiếu xuống nền nhà nghỉ tạm. Thời gian gần đây, do chủ nợ liên tục đến đòi, chị Dung đành bỏ mấy đứa con lăn lóc ở nhà, bản thân đi phụ hồ hoặc ai thuê gì làm nấy, kiếm thêm chút tiền trả nợ.
“Ở nhà cũ thì còn được hỗ trợ hộ nghèo, chuyển lên khu tái định cư vừa phải đi vay mượn tiền làm nhà, vừa mất hộ nghèo, các con đi học lấy tiền đâu mà đóng học phí. Thực tình tôi bi đát quá", chị buồn bã.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Bí thư Đảng ủy xã Trung Sơn cho biết, hoàn cảnh của mẹ con chị Dung rất đáng thương, một mình nuôi 3 đứa con, mà có 2 đứa thường xuyên đau ốm. Bản thân chị Dung cũng không có công việc ổn định nên mấy mẹ con thường bữa đói bữa no. Rất mong các nhà hảo tâm chung tay giúp mẹ con chị Dung vượt qua khó khăn trước mắt.
Lê Dương
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: