Phát huy lợi thế so sánh
TheôngsảnLâmĐồnglênsànthươngmạiđiệntửkeonha cai 5o Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, sản xuất rau các loại ở các vùng nông nghiệp Đà Lạt và phụ cận với lợi thế độ cao từ 800 - 1.500 m so với mực nước biển trở thành một ngành hàng chủ lực trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Theo đó, hiện tổng diện tích gieo trồng 74.000 ha, sản lượng 2,8 triệu tấn/năm với các loại rau: bó xôi, xà lách, cải bắp, cải thảo, ớt ngọt, cà chua beef, dưa leo baby, khoai tây, hành tây, cà rốt... Trong đó, diện tích ứng dụng công nghệ cao chiếm trên 90% diện tích.
Có tất cả 85 sản phẩm của 85 đơn vị được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”. Thị trường xuất khẩu rau mỗi năm đến các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan... đạt trên 35.000 tấn với kim ngạch khoảng 64 triệu USD.
Cũng một ngành hàng có lợi thế của tỉnh, diện tích sản xuất hoa đến nay khoảng 3.000 ha (gieo trồng khoảng 9.700 ha), sản lượng trên 3,9 tỷ cành, 300.000 chậu. Toàn tỉnh đã cấp quyền sử dụng nhãn hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” cho 541 đơn vị. Tổng sản lượng hoa xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Úc, Đan Mạch, Trung Quốc, Đài Loan… đạt 330 triệu cành và chậu hoa với kim ngạch trên 62,7 triệu USD.
Tương tự trên tổng diện tích 173.000 ha, sản lượng 536.000 tấn, cà phê là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Trong đó có 22.031 ha ứng dụng công nghệ cao; 274,5 ha VietGAP; 86.000 ha tiêu chuẩn 4C, Rainforest. Có tất cả 150 doanh nghiệp và 250 hộ cá thể thu mua và chế biến cà phê.
Đặc biệt, toàn tỉnh có 16.972 ha cà phê chè bảo hộ nhãn hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”. Trong tổng diện tích 11.000 ha, sản lượng 164.000 tấn, đến nay, cây chè đạt 4.934 ha công nghệ cao, 535 ha VietGAP.
Hiện có 161 công ty chế biến 39.410 tấn/năm và 65 cơ sở chế biến 10.000 tấn/năm, tập trung ở TP Đà Lạt, TP Bảo Lộc, các huyện Bảo Lâm, Lâm Hà và Di Linh; thị trường tiêu thụ nội địa chiếm 59% sản lượng.
Ngoài ra, toàn tỉnh còn có các loại cây lợi thế khác với diện tích, sản lượng mỗi năm như: mắc ca (7.700 ha, 5.580 tấn), điều (22.000 ha, 12.000 tấn), sầu riêng (13.000 ha, 76.000 tấn) đã được cấp 33 mã số vùng trồng với 2.135,2 ha, 683 hộ sản xuất; bơ (8.200 ha, 84.500 tấn); chuối laba (hơn 1.000 ha, 25.000 tấn, xuất khẩu chiếm 70%; tiêu thụ trong nước 30%; dâu tằm (10.000 ha, 250.000 tấn); sản lượng kén 15.000 tấn, sản lượng tơ xuất khẩu 1.500 tấn…
Các loại nông sản Lâm Đồng với những lợi thế mang lại những kết quả đáng kể khi tham gia các sàn thương mại điện tử toàn cầu. Theo đó, từ tháng 12/2022 đến hết tháng 6/2023, trên sàn www.Postmart.vn đạt doanh số bán hàng nông sản hơn 3,2 tỷ đồng; cập nhật 2.570 sản phẩm OCOP 3 sao trở lên; tạo tài khoản cho 50.766 hộ sản xuất, trong đó có 5.906 tài khoản thanh toán điện tử.
Đặc biệt, từ cuối tháng 12/2022 đến nay, trang thương mại www.nongsandalatlamdong.vn đầu tiên của tỉnh đã cập nhật 214 sản phẩm của 123 chủ thể OCOP và thông tin 1.149 mặt hàng của 350 doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh trên địa bàn.
45% doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh trực tuyến
“Trang thương mại điện tử www.nongsandalatlamdong.vn còn cung cấp chỉ dẫn địa lý, mã số vùng trồng, thương hiệu, nhãn hiệu, tiêu chuẩn chất lượng, truy xuất nguồn gốc… Qua đó kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản của tỉnh ra các tỉnh, thành phố trong cả nước và thị trường nước ngoài như: EU, Australia, Trung Quốc, Nhật… Tổng số 94.743 lượt truy cập, bình quân khoảng 14.000 lượt truy cập/tháng.
Ngoài ra, nông sản Lâm Đồng còn được giới thiệu, bán hàng trên www.dalatproducts.com (Sở Công thương quản lý), www.dalatkettinhkydieutudatlanh.vn (Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch quản lý) và các trang web của doanh nghiệp…”, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng cho biết thêm.
Từ những kết quả bước đầu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng tiếp tục tổ chức học tập kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình thành công về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại nông sản hàng hóa, khuyến khích hướng đổi mới, sáng tạo, khai thác hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.
Mục tiêu toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2025, đạt tỷ lệ 50% số xã, phường, thị trấn trong tỉnh có thương nhân hoạt động bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trực tuyến. Đến năm 2030, 45% doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử; tổng doanh thu chiếm 10 - 11% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng…
TheoVăn Việt(Báo Lâm Đồng)