Chiều 10/12,ĐộinhạcrướcđoànthamquanThếMiếuTrungtâmBảotồnditíchHuếhọpkhẩlịch bóng đá bundesliga Trung tâm BTDT Cố đô Huế ra thông báo, thông tin liên quan đến những phản ánh của dư luận về hoạt động tham quan của một đoàn khách tại di tích Thế Miếu.
Theo lãnh đạo đơn vị này, chiều 8/12, có đoàn khách liên hệ với Trung tâm và giới thiệu là cháu đích tôn đời thứ 5 của cụ Nguyễn Hiệp, quan đại thần Thị Lang Bộ Binh, chánh sứ, tuần phủ đời vua Tự Đức.
Cụ Nguyễn Hiệp là người có công giúp triều đình thiết lập mối quan hệ bang giao thân tình với Thái Lan và giúp việc quan phòng ở vùng đất phên dậu Bình Định, Phú Yên.
Khi đến Huế, đại diện của đoàn liên hệ với bộ phận dịch vụ thuộc Trung tâm thể hiện mong muốn được tạo điều kiện cho đoàn làm lễ dâng hương tỏ lòng thành kính, biết ơn của con cháu trong dòng tộc với tổ tiên.
Qua báo cáo và tham mưu của bộ phận dịch vụ, Trung tâm BTDT Cố đô Huế nhận thấy đây là hành động tốt đẹp của truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên nên đơn vị đồng ý và giao cho bộ phận dịch vụ phòng Kế hoạch - Tài chính hướng dẫn lễ dâng hương cho đoàn.
“Tuy nhiên do thời gian gấp rút và rơi vào ngày nghỉ cuối tuần nên bộ phận dịch vụ chưa xây dựng chương trình các mục chi tiết để trình xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Trung tâm. Đồng thời, do suy nghĩ chưa thấu đáo nên khi triển khai, bộ phận phục vụ lễ dâng hương đã gặp một số thiếu sót.
Cụ thể, do muốn góp thêm sự trang trọng cho đoàn nên đã tổ chức đội nhạc đón rước đoàn là chưa phù hợp.
Về trang phục đã để một số khách đi cùng đoàn mặc trang phục chưa phù hợp (trang phục này do khách tự thuê để chụp ảnh) vào dâng hương rồi chụp ảnh đăng lên các trang mạng xã hội dẫn đến có nhiều bình luận và ý kiến gây bức xúc trong dư luận xã hội”, thông báo cho biết.
Cũng theo lãnh đạo Trung tâm BTDT Cố đô Huế, sau khi sự việc xảy ra, lãnh đạo Trung tâm đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp nhằm chấn chỉnh lại bộ phận phục vụ lễ dâng hương, phê bình và kiểm điểm các cá nhân liên quan.
Tại cuộc họp, bộ phận phục vụ lễ dâng hương và các cá nhân đã nghiêm túc nhận những sai sót là do chưa kịp thời báo cáo lãnh đạo Trung tâm xin ý kiến chỉ đạo dẫn đến xảy ra sự việc như vậy.
Thế Tổ Miếu (thường gọi là Thế Miếu) là miếu thờ chung các vị vua triều Nguyễn. Miếu tọa lạc ở góc Tây Nam bên trong Hoàng thành. Theo tư liệu lịch sử, nguyên ở nơi này trước kia là tòa Hoàng Khảo Miếu, miếu thờ ông Nguyễn Phúc Côn, thân sinh vua Gia Long.
Năm Minh Mạng thứ 2 (1821), Hoàng Khảo Miếu được dời lùi về phía Bắc khoảng 50m để dành vị trí xây tòa Thế Tổ Miếu thờ vua Gia Long và Hoàng hậu.
Miếu được xây dựng trong 2 năm (1821-1822), ban đầu chỉ dành để thờ Thế Tổ Cao Hoàng Đế (vì thế mới có tên gọi Thế Tổ Miếu) nhưng về sau trở thành nơi thờ tất cả các vị vua của triều Nguyễn.
Khuôn viên của Thế Tổ Miếu hình chữ nhật, diện tích khoảng trên 2ha, chiếm đến 1/18 diện tích toàn bộ các khu vực bên trong Hoàng thành và Tử Cấm thành. Bên trong miếu, ngoài án thờ vua Gia Long và 2 Hoàng hậu đặt ở gian giữa, các án thờ của những vị vua còn lại đều theo nguyên tắc “tả chiêu, hữu mục” để sắp đặt.
Theo gia pháp của họ Nguyễn, các vị vua bị coi là “xuất đế” và “phế đế” đều không được thờ trong tòa miếu này. Vì thế, trước năm 1958, bên trong Thế Tổ Miếu chỉ có 7 án thờ của các vị vua.
Ngày 10/12, dư luận và một số người dùng mạng xã hội ở Thừa Thiên-Huế chia sẻ những phản ứng, bức xúc khi mấy ngày qua, xuất hiện hình ảnh một đoàn khách vào tham quan, dâng hương tại Thế Miếu được tổ chức nhạc đoàn đón rước và mặc trang phục được cho là không phù hợp.
Theo tìm hiểu của VietNamNet, đoàn khách trên thuộc một doanh nghiệp sản xuất trà và nhận là con cháu hậu duệ của một vị quan đại thần dưới triều Nguyễn.