12 phần quà bao gồm gạo,ẻquàcứutrợấmáptìnhngườitrongvùngdịlịch thi đấu cúp c3 hôm nay thịt nạc, thịt bằm, rau củ và sữa tươi đã được trao tới khu trọ số 10/19 đường Tân Thới Nhất 10, Tổ 73, Khu phố 6A, phường Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM. Bất ngờ và xúc động vì nhận được món quà đặc biệt, nhưng những hộ dân đã đăng ký trong chương trình không vội vàng, họ cùng nhau san sẻ thành những phần nhỏ hơn để tặng lại cho những hộ dân khác.
Chị Lê Thị Hồng Phượng chia sẻ với PV VietNamNet, khu nhà trọ gia đình chị đang mướn có 20 phòng. Khách trọ đa phần là lao động tự do, đến từ nhiều tỉnh, thành. Chưa bao giờ họ phải rơi vào cùng đường như hiện nay, bởi đã bị thất nghiệp 2-3 tháng.
Người dân xóm trọ chị Phượng vui mừng nhận quà hỗ trợ từ chương trình |
Từ đầu mùa dịch, thỉnh thoảng họ được địa phương hoặc nhóm từ thiện hỗ trợ cho gạo và rau, họa hoằn lắm mới có vài quả trứng, cá hộp. Đới với người lớn, số thực thực phẩm ấy có thể giúp chống đói, chờ ngày hết giãn cách xã hội, thế nhưng, những hộ gia đình có trẻ nhỏ lại chật vật hơn nhiều.
Chồng chị Phượng chạy xe ôm, phải nghỉ việc từ đầu tháng 6, chị ở nhà chăm con nhỏ, ai mướn gì thì làm nấy. Cuộc sống vốn đã bấp bênh, nay lại thêm dịch bệnh kéo dài nên chẳng xoay sở nổi.
“Vợ chồng tôi có con 10 tháng tuổi, em bé còn uống sữa, ăn cháo. Mùa dịch này, người có tiền còn khó mua được thịt và sữa, huống gì chúng tôi còn chẳng có tiền. Nên tôi hiểu nỗi khổ của những gia đình có con nhỏ”, chị Phượng tâm sự.
Trước đó, đã vài lần chị đăng thông tin về xóm trọ lên mạng xã hội để xin hỗ trợ cho 10 phòng có trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Số lần được giúp không nhiều, và hầu như cũng chỉ nhận được gạo, rau. Lần nào, mọi người cũng cùng nhau san sẻ các phần quà cho vài hộ khó khăn khác.
Lần này, nhận được hỗ trợ từ chương trình Tiếp sức đẩy lùi địa dịch cùng VietNamNet, phần quà đều có thêm thịt và sữa, khác hẳn những lần trước. Thế nhưng, mọi người vẫn vậy, san sẻ thành những phần nhỏ hơn, tặng lại cho các hoàn cảnh khốn khổ khác.
Sau khi nhận quà, mọi người cùng san sẻ cho những người khác |
Chị Kim Thanh (ngụ tại Khu phố 4, phường Tân Thới Nhất) là một người mẹ đơn thân nuôi 2 con nhỏ, ở với cha mẹ đã lớn tuổi, đau yếu. Chị là lao động chính trong nhà, đồng lương công nhân còm cõi phải gói ghém lắm mới đủ ăn. Thậm chí đứa con lớn của chị đã 5 tuổi nhưng vẫn chưa được học mẫu giáo.
Cha mẹ chị năm nay đều hơn 60 tuổi, đôi mắt người cha đã mờ không còn làm được gì, còn mẹ chị tay chân chậm chạp nhưng vẫn ráng nhận bào rau muống cho một quán ăn nhỏ để kiếm thêm chút ít. Mỗi ngày cũng chỉ được 25 nghìn đồng.
Đợt dịch này, chị Thanh đã thất nghiệp gần 2 tháng, mẹ chị cũng chẳng còn ai mướn bào rau. Cả gia đình phải nén bụng cho qua bữa. Lâu lắm rồi 2 đứa nhỏ chưa được biết đến mùi vị của thịt, vì vậy, khi được xóm trọ của chị Phượng nhường cho phần thịt và rau củ, người mẹ đơn thân nghèo nghẹn ngào vì mừng. “Miếng thịt to lắm, tôi kho mặn, cả nhà ăn chắc cũng được vài ngày”.
Chị Thanh bày tỏ, trong những ngày dịch bệnh hoành hành, nhiều người dân trong khu biết hoàn cảnh của gia đình chị nên thỉnh thoảng cũng cho vài cân gạo, mớ rau hoặc gói mì tôm ăn qua ngày. Nhờ có tình làng nghĩa xóm mà đến nay, gia đình chị vẫn còn có thể cần cự tiếp.
Khánh Hòa
Với mong muốn giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật giữa vòng vây đại dịch, Báo VietNamNet tiếp tục chương trình Tiếp sức đẩy lùi dịch đại dịch cùng VietNamNet. Rất mong có thể đồng hành cùng Quý Bạn đọc hảo tâm, san sẻ tấm lòng thơm thảo.