Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >Thể thao >'Khó nhất là nói với bệnh nhân rằng họ sẽ không thể về đón Tết Nguyên đán'_ket.qua.bong.da.hom.nay

'Khó nhất là nói với bệnh nhân rằng họ sẽ không thể về đón Tết Nguyên đán'_ket.qua.bong.da.hom.nay

2025-01-13 06:34:41 Nguồn:88CasinoOnlineTác Giả:La liga View:488lượt xem

Tết Giáp Thìn 2024 là cái Tết vui nhất với bé Giàng Ngọc Hà,ónhấtlànóivớibệnhnhânrằnghọsẽkhôngthểvềđónTếtNguyênđáket.qua.bong.da.hom.nay sinh năm 2017, kể từ khi em phát hiện mắc ung thư máu. Mùa hè năm 2021, bé gái quê Nghệ An này nổi hạch ở bẹn nhưng không nói với mẹ. Đến khi mẹ sờ thấy hạch nổi ở cổ con gái, đưa đi khám, gia đình ngã ngửa khi khắp cơ thể bé đã có hàng trăm hạch chi chít. 

Nhận kết quả con ung thư máu, chị Phượng, mẹ bé Hà, không tin nổi. Hành trình tìm kiếm sự sống cho em bé khi đó mới 4 tuổi bắt đầu, ở Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.

Ông bà nội đã mất, ông bà ngoại ở xa. Gia đình 4 người của bé Hà phải tứ tán nhiều phương. Bố đi làm ăn kiếm tiền, em trai nhỏ được gửi cho người bác, còn hai mẹ con bé Hà đi điều trị ở Hà Nội. Ngôi nhà nhỏ trở nên cô quạnh.

"Đó là cái Tết buồn nhất", chị Phượng kể về Tết năm 2022. Ban đầu, khi nghe mẹ thông báo Tết không được về nhà, bé Hà không cảm thấy có điều gì khác biệt, vì bên cạnh vẫn có mẹ, có các bạn cùng điều trị. Nhưng rồi, những ngày gần Tết, các bạn dần được về, bé Hà vẫn phải ở viện, lại thêm những cuộc điện thoại từ quê nhà gọi ra khiến hai mẹ con càng tủi thân, sốt ruột.

Ngoài những giờ tiêm truyền, hai mẹ con cả ngày chỉ tha thẩn khắp hành lang từ tầng 6 xuống tầng 1 của bệnh viện. "Những ngày cuối năm, nhiều đoàn từ thiện đến động viên, thăm hỏi bé và những bệnh nhân khác, cũng ấm lòng hơn. Nhưng Giao thừa là lúc buồn nhất. Ngoài trời, pháo hoa nổ rợp nhưng trong viện cả nhà gọi điện nói chuyện với nhau qua điện thoại mà chỉ có khóc", chị nhớ lại.

Suốt những ngày Tết, bé Hà liên tục hỏi mẹ bao giờ các bạn quay lại, bao giờ bé được về, tại sao con không được về quê đón Tết khiến ruột gan người mẹ càng đau xót.

Đây là cái Tết thứ 3 từ khi bé Hà phát hiện bệnh và điều trị ở Viện Huyết học. Căn bệnh khiến cô bé phải trải qua nhiều đợt điều trị trong năm, mỗi đợt kéo dài hơn 1 tháng. Đợt điều trị cuối cùng của năm Quý Mão, mẹ và bé cùng mong ngóng sức khỏe ổn định để về quê đón Tết. 

ungthumaau-1.png
Hai mẹ con bé Hà trò chuyện cùng thầy thuốc trước khi được ra viện trước Tết Giáp Thìn. Ảnh: Võ Thu

"Hôm bác sĩ bảo tình hình duy trì ổn định là mẹ con có thể về quê, bé mừng lắm, cứ đếm từng ngày được gặp em trai, gặp bố", chị Phượng kể. Đây cũng là cái Tết đầu tiên bé được về nhà đón Tết từ khi phải đi viện nên háo hức vô cùng. "Hiện bệnh của con đã lui hoàn toàn rồi nhưng với bệnh này, được ngày nào vui ngày đó thôi", chị nói.  

Tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, khoa Bệnh máu trẻ em và khoa Điều trị hóa chất là 2 đơn vị có đông bệnh nhân phải ở lại viện dịp Tết nhất.

Với bệnh nhân mắc bệnh về máu, gần như tháng nào cũng ở viện, thời gian ở viện nhiều hơn ở nhà. Những ngày cận Tết, không khí rộn ràng càng khiến bệnh nhân và người nhà xốn xang, mong ngóng.

"Ai cũng muốn về nhà ngày Tết dù chỉ vài ba ngày "cắt phép không nằm viện". Những trường hợp phải ở lại là do bắt buộc. Ngay từ ngày đầu đợt điều trị cuối cùng của năm, rồi những lần bác sĩ chúng tôi đi buồng hàng ngày, bệnh nhân nào cũng đề xuất thầy thuốc sắp xếp giúp họ về được dịp Tết", Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Quốc Nhật, Phó trưởng khoa Điều trị hoá chất, chia sẻ.

Theo bác sĩ Nhật, thời khắc vui nhất của bác sĩ điều trị là được nhìn thấy nụ cười "tươi hết cỡ" của người bệnh khi được bác sĩ thông báo ra viện dịp Tết. “Khi bắt tay chào tạm biệt người bệnh khoẻ mạnh ra viện những ngày cận Tết, tôi hạnh phúc như sắp được đón người thân của mình về nhà”, bác sĩ Nhật chia sẻ.

Dù hầu hết bệnh nhân đều có kế hoạch điều trị, nhưng với bệnh nhân mắc bệnh về máu, đặc biệt là ung thư máu, quá trình điều trị không nói trước được chắc chắn. Vì thế, không ít bệnh nhân ở quê xa không dám đặt vé trước để về quê, phòng trường hợp buộc phải ở lại.

Theo bác sĩ Nhật, nhiều trường hợp dù theo kế hoạch chỉ 1-2 tuần trước Tết là được ra viện, nhưng rồi cận Tết bệnh diễn tiến nặng hơn, hoặc xảy ra biến chứng, viêm phổi, nhiễm trùng, sức khỏe không đảm bảo nên không thể ra viện. 

Khoa Điều trị hóa chất thường xuyên quản lý điều trị khoảng 220-230 bệnh nhân. Mỗi dịp Tết, theo kế hoạch thường có khoảng 60-70 bệnh sẽ ở lại khoa, nhưng có những năm, thực tế số ở lại khoa lên tới 80.

Với người bệnh ung thư, thời gian còn quý hơn vàng. Khoảng thời gian họ khoẻ mạnh, được về bên gia đình, người thân sum họp những dịp lễ Tết là vô cùng quý giá. Vì thế, theo Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Dũng, Trưởng khoa Tế bào - Tổ chức học, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, "khó nhất là khi phải thông báo cho người bệnh không được về nhà đón Tết như kế hoạch". 

"Tết ai cũng muốn về nhà, nhất là bệnh nhân ung thư, không ít người vẫn nghĩ chỉ còn Tết này là sum họp được, chắc gì sang năm còn cơ hội”, bác sĩ Dũng nói. Vì thế, thầy thuốc phải gặp gỡ, giải thích từ người nhà, sau đó mới lựa lời để động viên người bệnh, làm sao để đảm bảo an toàn điều trị lên trên hết.

Ngỡ phải ăn Tết ở viện, bé trai mắc ung thư và mẹ nhận tin bất ngờ từ bác sĩ

Ngỡ phải ăn Tết ở viện, bé trai mắc ung thư và mẹ nhận tin bất ngờ từ bác sĩ

Trước giờ chuyến xe từ bệnh viện lăn bánh, nụ cười đều rạng ngời trên khuôn mặt người mẹ đang cùng con trên hành trình điều trị căn bệnh ung thư máu.
Tác Giả:Nhà cái uy tín
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái