Không giết mổ động vật chết
Hiện nay,ônggiúpđảmbảoantoànvệsinhthựcphẩmmùamưalũtrục tiep bong da do ảnh hưởng của bão số 3 Yagi, nhiều tỉnh phía Bắc bị ngập sâu trong nước. Hàng loạt gia súc, gia cầm bị chết.
Theo Tiến sĩ Từ Ngữ, Hội Dinh dưỡng Việt Nam, gia súc, gia cầm chết do mưa bão không phải dịch bệnh nhưng người dân cũng không nên giết mổ lấy thịt làm thực phẩm. Thịt động vật chết đuối thường nhanh chóng hỏng, mất hết dinh dưỡng hoặc nguy hiểm hơn là trong quá trình thối rữa, tạo độc tố gây hại sức khoẻ người tiêu dùng.
Ngoài ra, môi trường nước lũ khiến thịt động vật dễ nhiễm các vi khuẩn như E.coli, Salmonella… nguy cơ gây ngộ độc rất cao.
Theo đó, các cơ quan quản lý đều khuyến cáo đối với gia súc, gia cầm chết trong nước lũ, người dân phun thuốc diệt côn trùng, thuốc sát trùng hoặc tưới dầu hỏa lên xác vật chết, chống các loài ăn thịt và côn trùng xâm nhập, đợi khi nước rút thì đem chôn lấp. Không giết mổ vận chuyển gia súc, gia cầm chết sang khu vực khác để tránh lây lan dịch bệnh sau lũ cũng như các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể con người.
Ngày 10/9, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng đưa ra khuyến cáo người dân vùng ngập lụt, ảnh hưởng mưa bão tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.
Không dùng thực phẩm trong tủ lạnh mất điện
Trong điều kiện lũ lụt như hiện nay, vi sinh vật phát triển, ô nhiễm môi trường dễ dẫn tới ngộ độc thực phẩm xảy ra. Tiến sĩ Ngữ khuyến cáo người dân cần chú ý ăn uống đảm bảo an toàn vệ sinh. Thực phẩm phải bảo quản có bao bì, tránh nước lũ tiếp xúc trực tiếp.
Vùng lũ mất điện, thực phẩm trong tủ lạnh không còn an toàn. Bạn cần kiểm tra kỹ từng gói thực phẩm xem có mùi, màu sắc lạ hay không. Thịt xay, thái lát; gia cầm; các loại cá; động vật có vỏ rất dễ hỏng khi không bảo quản ở môi trường lạnh. Một số vi khuẩn sản sinh ra độc tố không bị tiêu diệt khi nấu chín và có thể gây ngộ độc. Vì vậy, bạn nên bỏ đi.
Nguồn nước dùng chế biến thực phẩm cũng phải đảm bảo, được sát khuẩn, làm sạch theo khuyến cáo của cơ quan y tế. Không dùng đồ hộp đã hết hạn sử dụng, phồng, có mùi lạ.
Nếu bạn đang ở vùng lũ, nên để thực phẩm lên cao hơn mực nước, bảo quản trong hộp, bao bì tốt.
Sau khi nước rút, người dân cần vệ sinh sạch sẽ, rửa khử trùng các loại bát đĩa, dao thớt, nồi niêu đã tiếp xúc với nước lũ. Thực hiện ăn chín, uống sôi. Nấu vừa đủ ăn, không để thức ăn thừa lưu trữ qua bữa khác. Khử trùng tiêu độc nguồn nước, môi trường xung quanh.
Người dân không mua các thực phẩm không đảm bảo như thịt thâm đen, thịt trâu bò chết trong lũ, rau củ quả dập, nát. Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sát khuẩn sau tiếp xúc với thực phẩm sống và trước bữa ăn.
Cục An toàn thực phẩm đã đề nghị các đơn vị phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm các loại lương thực, thực phẩm, nước uống do các tổ chức, cá nhân hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt nhằm đảm bảo không để các sản phẩm bị hỏng, mốc, dập vỡ, hết hạn sử dụng... đến tay người dân.
Sau bão lụt, nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm như tả, thương hàn, lỵ trực trùng cũng như các bệnh tiêu chảy do virus, viêm gan A, E… tăng cao, Cục An toàn thực phẩm cũng đề nghị các cơ sở y tế và trạm y tế trong vùng lũ tăng cường công tác giám sát. Nếu phát hiện các trường hợp rối loạn tiêu hoá, nghi ngờ ngộ độc thực phẩm phải kịp thời xử lý ngay, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.
Bác sĩ ép tim, phẫu thuật bệnh nhân ngay trên cáng khi siêu bão số 3 vào Hà NộiTheo lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), khi bão số 3 đổ bộ, các bác sĩ đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân cấp cứu, có ca sốc mất máu nặng, phải ép tim và phẫu thuật ngay trên cáng.