Theầnđẩymạnhtuyêntruyềnphổbiếnkỹnăngsơcứubanđầuởcơsởgiáodụtỉ lệ cượco Giáo sư Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức - Chống độc Việt Nam, môi trường giáo dục tiềm ẩn nhiều tai nạn thương tích. Sơ cấp cứu ban đầu đúng có thể giảm thiểu tới mức thấp nhất những rủi ro tai nạn thương tích gây ra. Kiến thức này giúp xử lý kịp thời cho bản thân cũng như mọi người khi gặp sự cố bất ngờ trong sinh hoạt, học tập và vui chơi.
Vì vậy, việc sơ cấp cứu ban đầu trong trường học cần được mở rộng. Tại Thái Lan, cấp cứu ngoại viện trở thành một kỹ năng cộng đồng cho tất cả học sinh trong trường học phải biết.
Ở Việt Nam, ông Bình cho rằng các địa phương cần tập huấn kỹ năng sơ cứu của tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường học để đem lại một môi trường an toàn hơn cho học sinh, xây dựng trường học an toàn.
Các kỹ năng xử lý tình huống cấp cứu ban đầu như chảy máu phần mềm, gãy xương, ngừng thở. Các kỹ thuật băng bó vết thương ở các vị trí khác nhau, di chuyển nạn nhân, sơ cấp cứu dị vật đường thở, ngừng thở, ngưng tim, chảy máu sốc, sơ cứu khi đuối nước.
Ngoài ra, nhà trường cũng nên tổ chức các buổi tuyên truyền về kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho các em học sinh đặc biệt là học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông. Khi đó, các em sẽ được trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe chính mình và có thể hỗ trợ cho cộng đồng.
Từ tháng 4/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt "Tài liệu hướng dẫn sơ cấp cứu ban đầu tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em, học sinh". Qua đó, các cơ sở giáo dục khai thác, sử dụng làm tài liệu tập huấn, nghiên cứu nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em, học sinh cho nhân viên y tế, cán bộ, giáo viên trong các cơ sở giáo dục.
40 học sinh phải cấp cứu sau khi ăn một loại quả ngọt, bùi40 học sinh ở Điện Biên được nhà trường đưa vào bệnh viện cấp cứu với triệu chứng đau bụng, buồn nôn. Qua khai thác, các học sinh này đều ăn quả vông.