Từ đây,âmIOCPhanThiếtTiếntớichínhquyềnnăngđộngchínhquyềnsốltd c1 thành phố Phan Thiết sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 2 với nhiều phân hệ được đầu tư hoàn thiện, mở rộng nhằm tiến tới chính quyền năng động - chính quyền số, hướng tới một chính phủ điện tử như mục tiêu Nghị quyết Tỉnh ủy về chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030 đã đề ra.
Bước khởi đầu hiệu quả
Chủ tịch UBND thành phố Phan Thiết Phan Nguyễn Hoàng Tân cho biết: Thực hiện Nghị quyết số 10 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; thành phố Phan Thiết triển khai thí điểm và vận hành Trung tâm IOC (giai đoạn 1) từ nguồn xã hội hóa với số tiền khoảng 2,9 tỷ đồng. Giai đoạn 1 có 9 phân hệ được triển khai tại Trung tâm IOC thành phố Phan Thiết như Phản ánh hiện trường; Giám sát vi phạm an toàn giao thông; Giám sát an ninh trật tự; Giám sát thông tin báo chí và truyền thông trên không gian mạng; Du lịch thông minh… Kết thúc giai đoạn 1, thành phố đã cải tạo, lắp đặt trang thiết bị tại Trung tâm IOC. Đối với hạng mục hạ tầng máy chủ, trong thời gian thí điểm, Viettel Bình Thuận đã hỗ trợ thành phố trang bị, đảm bảo hạ tầng máy chủ trên nền tảng điện toán đám mây. Thời gian này, công tác quản lý và phân tích dữ liệu được đội ngũ chuyên gia Viettel thực hiện tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và an toàn 24/7. Sau thời gian thí điểm, UBND thành phố sẽ thực hiện công tác đầu tư hạ tầng đảm bảo hoạt động của Trung tâm IOC Phan Thiết.
Mặt khác, trong quá trình thí điểm, Viettel Bình Thuận đã hỗ trợ thành phố đưa vào thí điểm hệ thống nền tảng IOC Phan Thiết và các phần mềm cho các phân hệ của Trung tâm. Có thể thấy, Trung tâm IOC Phan Thiết là bước đi đầu tiên của chính quyền thành phố nhằm tiến tới cải thiện Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index), chỉ số hài lòng của người dân và tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS). Từ đó, góp phần cải thiện chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI)... tiến tới mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân thành phố; góp phần đưa Phan Thiết trở thành đô thị thông minh của tỉnh.
Triển khai giai đoạn 2
Theo đánh giá của Chủ tịch UBND thành phố Phan Thiết, sau khi tổ chức khánh thành và đưa vào vận hành thí điểm Trung tâm IOC thành phố Phan Thiết đã nhận được sự hưởng ứng, đồng tình cao của công dân. Minh chứng rõ nét nhất là lượng tương tác của người dân trên phân hệ Phản ánh hiện trường (thông qua ứng dụng Phan Thiết – S) khá cao, rất nhiều phản ánh được người dân gửi đến chính quyền, đòi hỏi chính quyền phải tiếp nhận và giải quyết nhanh chóng cho người dân, mang lại hiệu ứng tích cực. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp nhận và giải quyết, phần nào còn chậm trễ do một số vấn đề liên quan. Đơn cử như một số vấn đề cần kinh phí để thực hiện, thời gian để xử lý hoặc vấn đề người dân phản ánh vượt quá khả năng xử lý của phòng, ban chức năng cần xin ý kiến lãnh đạo thành phố hoặc cấp tỉnh... Mặt khác, các dữ liệu chỉ tổng hợp trong thời gian ngắn, chưa chi tiết nên chưa đủ cơ sở để ứng dụng công nghệ mới như: Big Data, AI... để phân tích và đưa ra dự đoán xu hướng biến động để hỗ trợ lãnh đạo thành phố trong công tác chỉ đạo, điều hành.
Nhằm đầu tư hiệu quả, phù hợp với tình hình hiện nay và từng bước đưa Trung tâm ICO Phan Thiết vào cuộc sống, thời gian tới, UBND thành phố sẽ tiếp tục đề xuất thực hiện giai đoạn 2. Cụ thể, đầu tư hệ thống phần mềm tập trung vào các phân hệ có sự tương tác của người dân và mang lại hiệu quả thiết thực nhất như: Phản ánh hiện trường (Phan Thiết – S); camera giám sát an ninh, trật tự; giám sát thông tin báo chí và truyền thông trên không gian mạng... Sang năm 2024 sẽ tập trung vào các phân hệ nền tảng IOC, phân hệ hỗ trợ chính quyền trong công tác quản lý, đầu tư các camera quan sát… Trên cơ sở rà soát toàn bộ công tác vận hành ở giai đoạn thí điểm, các khó khăn, vướng mắc trong công tác nhân sự vận hành, nguồn kinh phí thực hiện, thành phố sẽ báo cáo, kiến nghị, đề xuất UBND tỉnh, các sở, ngành tỉnh tiếp tục quan tâm, hỗ trợ.
Về phía thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin của cuộc cách mạng 4.0 để phục vụ xây dựng chính quyền điện tử, phát triển mô hình quản lý đô thị thông minh, từng bước chuyển đổi số. Đồng thời ứng dụng các tiện ích thông minh tương tác giữa chính quyền với người dân nhằm nắm bắt, giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị, góp ý trên một số lĩnh vực đời sống, xã hội, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ cho người dân và doanh nghiệp…
Theo Thu Hà(Báo Bình Thuận)