Tôi kể câu chuyện này không phải để khoe khoang hay dạy ai bài học về nhân quả. Tôi chỉ muốn chia sẻ một quan niệm rằng,ôngtayđểchồngvàbồchungsốty le đừng cố giữ những gì không phải của mình.
Mặc kệ đàn ông đi, đàn bà phải biết dừng lại những đau đớn ủ ê để vui cho chính bản thân mình!
Khi tôi mắng mỏ cô ta là đồ đeo bám, là đồ lợi dụng chồng tôi để bòn rút, là con đỉa “hút máu” gia đình tôi, cô ta đã hét vào mặt tôi rằng, chính tôi mới là kẻ đó?! Cô ấy bảo, tôi “hút máu” chồng mình, dựa dẫm và ỷ lại. Tôi chẳng làm gì ngoài ăn no, chưng diện và đẻ con ra liên tục để anh ấy lo lắng phải quay về. Chỉ có cô ấy, năng động tự tin, giỏi giang suốt bấy lâu nay mới đủ tư cách nhận anh ấy là người đàn ông của cuộc đời mình.
Tôi gần như chết đứng. Chân không vững nữa, tôi kéo chiếc ghế lại và ngồi xuống. “Được rồi, đằng nào cô cũng buộc phải rời xa anh ấy. Tôi cho phép cô được nói năng thoải mái cho nhẹ nhõm” - tôi cố giữ thế bề trên. Thế của một người vợ được pháp luật và gia đình nhà chồng công nhận. Thế của người mẹ hai con mang họ của anh ấy đường đường chính chính. Nhưng hình như, trong cái nhìn đảo điên của người phụ nữ điên đảo này, mọi giá trị đang đảo lộn.
“Chị đừng đóng kịch nữa đi. Anh ấy yêu tôi. Dù trước đây anh ấy từng yêu chị, thì cũng không có nghĩa anh ấy giống như cái ô tô đã đăng ký bằng tên của chị. Lặng yên với số tiền anh ấy gửi nuôi con, và để chúng tôi yên!”. Lại còn thế nữa, cô ta đang ra lệnh cho tôi đấy.
Bồ của chồng tôi đang ra lệnh cho tôi đấy, cái con bé mắt xanh mỏ đỏ hôm nào xin vào công ty của vợ chồng tôi làm nhân viên bán hàng, chồng tôi còn lắc đầu chê nó chảnh chọe, sống kiểu nghèo mà sang, không biết có trụ lại được với công việc này không.
Hồi ấy, tôi nhớ là mình đã phải vận động chồng tôi hãy để con bé làm một chân bán hàng. Dù sao nó cũng là đứa ưa hình thức, lại khéo ăn khéo nói, sẽ hợp cho công việc ấy. Sau này, nếu nó làm việc không nghiêm túc, mình nhắc nhở, hay sa thải đi cũng được. Chồng tôi bảo, chỉ sợ đưa nó về, lại vất vả cho tôi, suốt ngày lo quản lý và nhắc nhở...
Tôi biết chồng mình là người đào hoa. Anh ấy có duyên và nhiều tài lẻ. Từng là một công tử ăn chơi, chồng tôi làm cho sự nghiệp và tiền bạc của bố mẹ chồng tôi phá tán. Thậm chí, trước khi anh cưới tôi, đã có một vài cô gái vác bụng đến nhà, ăn vạ bố mẹ chồng tôi. Nhưng không, chồng tôi kiên quyết không lấy bất cứ ai trong số vài cô gái đến nhà “ăn vạ” ấy.
Anh lặng lẽ chuyển tiền nuôi con và công khai với tất cả mọi người về những đứa trẻ mang họ của anh ấy. Nhưng với mẹ chúng thì đoạn tuyệt hoàn toàn, không có quan hệ gì. Tiền nuôi con không phải là tiền anh ấy xin của bố mẹ đâu, là số tiền mà anh ấy đã làm ăn buôn bán mới kiếm được ra bằng mồ hôi thực sự.
Chồng tôi tuy ăn chơi, phá phách nhưng cũng lại là người có đầu óc kinh doanh. Từ khi có đến ba đứa con ngoài giá thú, anh bắt đầu ăn năn hối hận về những việc mình làm và quyết chí kinh doanh, lấy tiền gửi cho mẹ của những đứa con mình.
Tôi khi ấy chỉ là cô sinh viên tỉnh lẻ. Thế nào mà chỉ một lần anh nhìn thấy tôi là đã quyết tâm “cưa đổ”. Anh hơn tôi cả chục tuổi liền, khi tôi đôi mươi, mặc áo dài trắng dưới giảng đường đại học anh đã là người đàn ông ở độ tuổi ba mươi, từng trải.
Tôi từ chối anh, nhất định cự tuyệt anh, nhưng năm lần bảy lượt tôi chuyển nhà trọ anh đều tìm thấy. Khi tôi trốn vào ở trong ký túc xá của trường, nói với bác bảo vệ anh là đồ “quấy rồi tình dục” để bác ấy đuổi anh đi, thì anh đã quỳ suốt mấy tiếng liền, dưới cổng khu ký túc. Dần dần, tôi cũng nhận ra là anh rất chân thành. Tuy lãng tử, đào hoa nhưng anh yêu tôi rất thật.
Vậy là học xong đại học, tôi về nhà anh, làm vợ anh. Người vợ chính thức và duy nhất. Nhưng hai đứa con của tôi thì đã có đến ba đứa anh chị cùng cha khác mẹ. Thôi thì đành vậy, nhà chồng tôi không thiếu tiền, chu cấp cho những đứa trẻ ấy cũng là phải đạo. Chỉ cần chồng tôi thực sự không lang chạ với mẹ của chúng nữa, thì chuyện gửi tiền nuôi chúng, đối với tôi cũng không có gì phiền phức. Bố mẹ và gia đình chồng, ai cũng đều thương tôi nên rất tôn trọng tôi. Gửi tiền cho những đứa con riêng của anh bao nhiêu, gửi như thế nào, chồng và mẹ chồng tôi đều công khai với tôi.
Nhưng đến giờ thì chính thức có một cô gái tuyên bố rằng cô ấy sẽ đuổi tôi ra khỏi ngôi nhà của chồng tôi. Suốt hàng chục năm nay, đúng là tôi đã đến nhà anh chỉ với một hòm quần áo, nhưng những gì anh làm ra, không thể nói là không có công sức trông nom, cai quản của tôi. Các cụ bảo, của chồng công vợ, mấy cơ sở kinh doanh của anh, mình tôi lo quản lý nhân viên, sổ sách.
Tôi sinh con và chăm sóc con anh, chấp nhận yên lặng khi anh gửi tiền nuôi đám con riêng. Đôi lúc chịu đựng cả sự đào hoa lãng tử, bỏ đi phượt cả tuần liền của anh, bỏ mặc công việc kinh doanh cho tôi xoay sở... Những điều ấy, nếu không phải là sự cố gắng, hy sinh của tôi thì là ai?
Đồng ý là nhờ sự giàu có, phát đạt của chồng và gia thế nhà chồng, tôi được họ cho tiền mua nhà cho bố mẹ ở quê, được ăn ngon mặc đẹp mua sắm trang hoàng. Nhưng chỉ có những người ở trong cuộc mới hiểu nỗi vất vả của tôi. Nhiều khi, chưa chắc một gia đình bình thường, hai vợ chồng làm công ăn lương với đồng lương đều đặn lại đã khổ hơn những người vợ phải gánh vác nhiều như tôi đâu.
Nhưng thôi, cô ấy đã quyết “xông lên” rồi, tôi nhanh chóng vượt qua những cay đắng, đau khổ ban đầu, dọn ra ở riêng. Chồng tôi - người đàn ông tưởng như năng động, dũng cảm, gan lì, mà hóa ra lại hoàn toàn bị động trước cô ta. Anh ấy thậm chí không có động thái nào chứng tỏ muốn níu giữ tôi. Và đó mới là điều tôi đau khổ nhất! Bởi lẽ, đàn ông, một khi đã muốn thì chẳng có gì ngăn được họ. Anh đã muốn cô ấy thế chỗ của tôi rồi, tôi sẽ ra đi.
Câu chuyện của tôi không phải chuyện cổ tích giữa đời thường, cũng không phải là câu chuyện sắp đặt nhằm tạo ra cái kết có hậu, thỏa mãn niềm vui cho người đọc. Bởi vậy, nên đã ba năm nay rồi, kể từ khi tôi và hai con rời khỏi ngôi nhà ấy, mặc cho bố mẹ chồng tôi khuyên anh hãy suy nghĩ lại, mặc cho các con tôi vẫn giữ một vai trò quan trọng trong trái tim anh, anh vẫn sống cùng cô gái “mắt xanh mỏ đỏ” ấy.
Cô ấy không đảm nhiệm vai trò quản lý cửa hàng như tôi hồi trước. Thấy đám nhân viên cũ kể chuyện, là suốt ngày chưng diện và đi du lịch. Nhưng anh vẫn chưa xa rời cô ta. Có lẽ, cô ta giỏi hơn tôi. Cũng có thể đó là cái duyên của họ. Tôi không phán xét gì.
Các con tôi đi học bằng tiền của bố chúng chu cấp trong khoảng một năm đầu. Những năm sau, anh vẫn chuyển tiền nhưng tôi đã có công việc làm ổn định nên tôi không dùng tiền của anh, chỉ lẳng lặng gom lại một tài khoản riêng, sau này cho các con tùy ý.
Tôi kể câu chuyện này không phải để khoe khoang hay dạy ai bài học về nhân quả. Tôi chỉ muốn chia sẻ một quan niệm rằng, đừng cố giữ những gì không phải của mình. Mặc kệ đàn ông đi, đàn bà phải biết dừng lại những đau đớn ủ ê để vui cho chính bản thân mình!
(Theo Em đẹp)