Đọc bài viết ‘Đi làm về,ưsátnghĩatrangđừngkêbong da so wap vợ chồng trẻ hoảng hồn thấy ngôi mộ xuất hiện trước cửa sổ’ của độc giả H.B, tôi có đôi lời muốn chia sẻ.
Trước hết, tôi cảm nhận vợ chồng bạn H.B là người có lối sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân mình.
Tôi chắc chắn, trước khi ký hợp đồng mua bán, bạn đã tìm hiểu kỹ dự án. Tất nhiên bạn cũng biết bên cạnh chung cư có một nghĩa trang. Việc mua hay không, đều do vợ chồng bạn quyết định. Bạn đồng ý mua nhà, có nghĩa là đã xác định tư tưởng, sống chung với khu tập thể ‘người đã khuất’.
Quan điểm của tôi, người sống có nhà cửa để ở, người chết có nơi chốn để yên nghỉ, đó là điều hiển nhiên trong cuộc sống, không có gì nặng nề hay ám ảnh đến mức phát hoảng giống như vợ chồng bạn.
Còn việc bạn bức xúc vì các gia đình không đưa người khuất ra nhà tang lễ mà tổ chức đám tang tại nhà, tôi cho rằng, chỉ các hộ không có điều kiện mới phải thuê nhà tang lễ.
Tổ chức ở nhà tang lễ có rất nhiều bất tiện, nhất là mặt thời gian. Mỗi ngày, nhà tang lễ tiếp nhận, tổ chức cho nhiều đám ma khác nhau. Thời gian tổ chức, cách tổ chức… đều phải tuân thủ theo quy định của ban quản lý.
Như vậy, nhiều gia đình có con cái, họ hàng ở xa, không về kịp để dự tang lễ, sẽ áy náy. Còn tổ chức đám ma tại nhà, thời gian thoải mái hơn, người quá cố cũng được an ủi phần nào khi con cái, cháu chắt, họ hàng đều có mặt đông đủ.
Về vấn đề kèn, trống đám ma, tục ngữ có câu: ‘Sống dầu đèn, chết kèn trống’. Người dân quan niệm, khi trong nhà có người mất, phải mời kèn trống đến thổi, để tiễn biệt người đã khuất, bày tỏ sự tiếc thương, trọn vẹn tình nghĩa.
Đây là phong tục từ ngàn xưa truyền lại. Tôi nghĩ nó thuộc về vấn đề văn hóa. Bạn có thể tìm hiểu trong một số tư liệu viết về phong tục Việt Nam, đều nhắc đến.
Ngay cả đám tang tổ chức trong nhà tang lễ cũng có sử dụng kèn trống, nếu gia đình yêu cầu. Thử hỏi, các hộ dân sinh sống xung quanh nhà tang lễ cũng nghĩ như bạn thì hình thức kèn, trống này phải bỏ hay sao?
Tuy nhiên, các gia đình tổ chức đám tang tại nhà cũng nên điều chỉnh thời gian thổi kèn, đánh trống, tránh làm phiền người dân sống trong khu vực.
Ví dụ: Đám tang chỉ nên thổi kèn, đánh trống trước 10 giờ tối. Sau khung giờ này là tạm dừng. Nhiều địa phương cũng áp dụng quy định đó từ lâu. Như vậy, không làm ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi của các gia đình khác.
Trong bài viết, bạn không viết rõ là các gia đình đó thổi kèn, đánh trống đến mấy giờ khuya? Vì vậy tôi không hiểu bạn than phiền vì tiếng kèn, trống gây khó chịu cho mình hay phản ánh các hộ gia đình gây ồn quá giờ quy định?.
Nếu muốn góp ý, bạn có thể đề nghị với chính quyền sở tại, để họ nhắc nhở các gia đình tuân thủ quy định.
Tuy vậy, mỗi đám tang cũng chỉ diễn ra trong 1 ngày, nhiều lắm là 2 ngày. ‘Nghĩa tử là nghĩa tận’, bạn cần nghĩ thoáng ra, thông cảm với gia chủ, đừng suy nghĩ một chiều như vậy.
Mẹ chồng tôi mất năm 2018, do nhà cửa chật chội, không có chỗ bắc rạp, đặt quan tài nên chúng tôi đành tổ chức tại nhà tang lễ của bệnh viện lớn ở Hà Nội.
Sau khi chu toàn cho cụ, tôi tính sơ sơ cũng tốn khoảng 70 - 80 triệu đồng. Bao gồm cả tiền xe đưa tang, lễ nghi, khâm liệm, nhà lạnh, kèn trống...
Nếu tổ chức tại nhà, tôi có thể giản tiện nhiều chi phí, hoặc thuê bên công ty tổ chức tang ma, lựa chọn các gói giá rẻ hơn. Như vậy, việc bạn nói tổ chức tại nhà tang lễ tiết kiệm, văn minh hơn là không đúng.
Văn minh không có nghĩa là bỏ đi cái cũ mà là thay đổi cái cũ theo hướng tích cực. Ví như hình thức an táng bằng hỏa thiêu thay cho cải táng là việc nên làm, tôi rất ủng hộ quan điểm đó của bạn.
Vào một ngày mưa gió, sau khi đi làm về, vợ tôi mở cửa sổ thì thấy một ngôi mộ vừa đắp cỏ xuất hiện rất gần trong tầm mắt. Cô ấy hét toáng lên.