Những câu chuyện bạn bè kể,ởriêngmớibiếtlòngmẹchồkết quả bóng đá quốc gia phần lan những tình huống mẹ chồng nàng dâu trên mạng khiến tôi bị ám ảnh. Vậy nên bao năm tôi cứ chăm chăm tìm người đàn ông nào thích tự lập để yêu.
Nhưng đúng là “người tính không bằng trời tính”, tôi lại si mê một người đàn ông hết lòng vì gia đình. Ngày yêu nhau, anh hứa hẹn đủ thứ, đồng ý tất cả những đề nghị của tôi. Sau cưới, anh thay đổi chóng mặt. “Ván đã đóng thuyền” tôi gác lại dự định ra ngoài thuê nhà, chấp nhận sống chung với bố mẹ chồng.
Có ra ở riêng mới biết lòng mẹ chồng |
Bản thân luôn bị ác cảm chuyện sống chung nên lúc nào tôi cũng gồng mình chống đối lại mọi thứ từ mẹ chồng. Mẹ nói gì tôi cũng cho là mẹ soi mói mình. Có lúc mẹ góp ý chân tình để con dâu thay đổi nhưng tôi vẫn một mực nghĩ là mẹ thích chèn ép con dâu. Và tôi luôn làm ngược lại những gì mẹ chồng mong muốn.
Tôi thường hay nấu những món hiện đại, gia vị Tây khó ăn và mẹ có thi thoảng góp ý. Mẹ muốn tôi nấu xen kẽ vì bố chồng không hợp đồ tây. Nhưng tôi lại không hài lòng vì nghĩ mẹ thích “hành” con dâu. Từ hôm đó, mẹ nói sẽ tự vào bếp. Vợ chồng tôi đi làm về cơm nước tinh tươm dọn sẵn. Thế nhưng tôi lại luôn mua thêm đồ ăn sẵn về để mẹ không có cớ chê trách con dâu.
Có lần đi chơi về khuya, mẹ nhắc nhở khiến tôi bực tức. Tôi không nghĩ mẹ lo lắng cho mình mà nghĩ bà cấm đoán tôi. Uống đôi ba chén rượu bị mẹ nhắc, tôi cũng cho đó là mẹ cố tình gây khó dễ cho mình. Ngay cả chuyện mẹ gấp quần áo cho, tôi cũng không hài lòng. Những lần đó tôi lại lôi ra gấp lại hoặc treo lên cho khỏi nhăn nhúm. Ở nhà mẹ giặt lẫn đồ màu với đồ trắng làm hỏng hết áo quần khiến tôi bực, phê bình mẹ trước mặt chồng.
Dù vậy, mẹ chưa từng có ý trách cứ hay nói khó nghe với con dâu. Mẹ chỉ nhẹ nhàng nói “nếu con không thích thì lần sau mẹ sẽ không làm nữa”. Cũng từ đó, mẹ hầu như không động tay vào việc gì liên quan đến tôi và cũng không ý kiến chuyện tôi đi về sớm muộn.
Sau hơn 2 năm ở nhà chồng, tôi dọn ra ngoài ở riêng trong niềm hân hoan tột độ. Lúc đó, vợ chồng tôi đã gần đủ tiền mua căn hộ chung cư nhỏ. Dù phải đi vay thêm bạn bè nhưng tôi vẫn lấy làm hãnh diện và sung sướng. Trong lòng tôi thầm trách cứ bố mẹ chồng không cho con cái một đồng nào dù biết con cái đi vay. Nhưng nghĩ đến việc được ra ở riêng, tôi bỏ qua hết.
Ở riêng được nửa năm, con cái ở nhà vì dịch bệnh, trường lớp đóng cửa không ai trông nom, tôi phải lao đao vất vả sớm tối. Vì không muốn phiền mẹ chồng, ngày nào tôi cũng chở con về bà ngoại trông giúp. Sáng đi sớm, tôi về đón vất vả vô cùng. Tôi sút cân trông thấy vì không chỉ trông con còn phải đi làm, về nấu nướng phục vụ cả nhà. Việc giặt giũ, thu gom quần áo trước giờ mẹ chồng lo thì bây giờ đến lượt tôi. Chồng tôi không biết nấu nướng nên dù tôi có bận mấy cũng phải vào bếp.
Tôi còn nghe được cuộc điện thoại chồng nói với mẹ và phát hiện, mẹ cho chúng tôi 300 triệu. Vì mẹ sợ tôi tự trọng cao, không nhận nên nói chồng giấu tôi. Tự nhiên trong lòng tôi thấy xấu hổ vô cùng.
Nhớ đến những ngày tháng an nhàn khi ở chung nhà với bố mẹ chồng, tôi chảy nước mắt. Mỗi sáng cuối tuần chúng tôi ngủ nướng đến tận 9 giờ, cháu dậy sớm đã có bà chăm. Tối đi làm về cơm canh chờ sẵn dù mẹ nấu không mấy hợp khẩu vị của tôi. Hàng ngày, quần áo tôi không phải giặt, không phải thu vén còn bây giờ, mọi việc đến tay. Đầu bù tóc rối cả ngày, tối cũng không còn thời gian để đi cà phê với bạn bè. Nếu có đi thì phải mang theo con nhưng cũng chẳng thể rảnh rang mà ngồi tán gẫu. Ngày trước, nếu muốn đi thì nói với mẹ chồng một tiếng, tự do “chém gió” đến tận khuya.
Hôm nay con ốm, một mình tôi vất vả đêm hôm dậy chăm. Chồng cũng chẳng bế ẵm được vì con không theo khiến tôi chạnh lòng. Giá như lúc này có bà nội ở đây, bà sẽ bế và vỗ về được cháu. Tự nhiên tôi thấy nhớ mẹ chồng, trong lòng có chút ân hận.
Từ trước tới giờ, tôi vì ác cảm chuyện sống chung nhà chồng mà vô tình đổ mọi tội lỗi lên đầu mẹ. Làm con dâu nhưng tôi đã bao giờ thoải mái, coi những lời góp ý của mẹ là tốt để tiếp thu và học hỏi? Sự nghi kị khiến tôi tin rằng mẹ chồng chỉ muốn soi xét, châm biếm mình. Bây giờ thì tôi đã hiểu…
Tôi nhấc máy, gọi điện về cho mẹ, hỏi han tình hình sức khỏe ông bà. Nghe mẹ khóc vì nhớ cháu rồi lo cho cháu ốm, nói đưa cháu về bà chăm cho ít ngày mà tôi rưng rưng. Đúng là… tôi đã sống quá ích kỉ rồi.
Độc giả Thanh Ngọc
Câu chuyện mẹ chồng nàng dâu được chia sẻ khiến nhiều người có cái nhìn khác về mối quan hệ này.