TheệnbảotàngAfghanistanmởcửalầnđầudướithờmonaco vs loriento hãng tin Al Jazeera, mỗi ngày Viện bảo tàng quốc gia Afghanistan đón 50-100 du khách, một số người trong đó là thành viên Taliban. Giám đốc Mohammad Fahim Rahimi cùng các nhân viên khác vẫn làm việc như trước, nhưng chưa nhận được lương kể từ tháng 8 tới nay.
“Chỉ có nhân sự an ninh của viện bảo tàng có thay đổi, với việc các tay súng Taliban thay thế đội ngũ cảnh sát từng có nhiệm vụ canh gác, cũng như có một số nhân viên an ninh nữ để kiểm tra các nữ du khách tới thăm quan”, ông Rahimi nói.
Một du khách chiêm ngưỡng cổ vật tại Viện bảo tàng quốc gia Afghanistan. Ảnh: AP |
Theo hãng tin Al Jazeera, điều kiện làm việc tại Viện bảo tàng quốc gia Afghanistan hiện gặp nhiều khó khăn khi điện thường xuyên bị cắt, trong khi máy phát điện bị hỏng khiến nhiều gian phòng triển lãm bị “chìm trong bóng tối”.
“Những thứ này đều đến từ lịch sử cổ xưa của Afghanistan, nên chúng tôi tới chiêm ngưỡng chúng. Tôi rất vui mừng”, tay súng Taliban Mansoor Zulfiqar hồ hởi nói, khi chỉ tay về những miếng gạch cổ và các vũ khí có từ thế kỷ 18.
Hãng Al Jazeera cho biết, kể từ khi Taliban chiếm được thủ đô Kabul vào giữa tháng 8/2021, nhiều người dân Afghanistan lo ngại rằng các di sản văn hóa của nước này sẽ lại đối mặt với nguy cơ bị Taliban phá hủy.
Tuy nhiên, Saifullah, một thầy giáo kiêm thành viên Taliban ở tỉnh Wardak, Afghanistan nói rằng, việc phá hoại các cổ vật hồi năm 2001 được tiến hành trái phép bởi các thành viên cấp thấp của Taliban, chứ không hề có lệnh từ các lãnh đạo của tổ chức này.
“Các thế hệ có thể học hỏi từ những cổ vật, và những gì chúng ta từng có trong quá khứ. Afghanistan có một lịch sử phong phú”, ông Saifullah nói.
Ảnh: AP |
Tay súng Taliban Mansoor Zulfiqar ngắm nhìn những vũ khí có từ thế kỷ 18. Ảnh: AP |
Ảnh: AP |
Ảnh: AP |
Ảnh: AP |
>>> Đọc tin thế giới trên VietNamNet
Tuấn Trần
"Cô gái Afghanistan" mắt xanh nổi tiếng trên trang bìa của tạp chí Mỹ National Geographic đã được sơ tán tới Italia sau khi Taliban thâu tóm quyền kiểm soát quốc gia Nam Á.