Chia sẻ về chuyện đi mua nhà,ủnhàtănggiátriệusaumộtđêmkháchpháthoảngcấttiềntỷravềkết quả u19 ba lan chị N.M. (Long Biên, Hà Nội) cho hay, căn nhà 40m2 trên được xây dựng đã nhiều năm. Ban đầu, con trai chủ nhà phát giá 3,6 tỷ đồng, khi vợ chồng chị đến xem thì người bố lại nói là 3,8 tỷ.
Vợ chồng chị vẫn quyết định mua căn nhà này nên hôm sau qua xem lại để chốt xuống cọc. Lần này, không hiểu thông tin từ đâu mà nhiều “cò đất” xuất hiện, đẩy giá nhà lên tới 4,2 tỷ đồng.
“Trong vòng một đêm, căn nhà bị đẩy giá tới 600 triệu đồng. Chủ nhà sợ bán hớ cũng theo 'cò', bảo đúng 4,2 tỷ mới bán. Căn nhà không nằm trong khu vực trung tâm, tiện ích xung quanh cũng chưa có gì nhiều mà chủ nhà hét giá quá cao nên vợ chồng tôi từ bỏ ý định mua căn nhà đó”, chị M. kể.
Chuyện chủ nhà tăng giá hàng trăm triệu đồng chỉ sau một đêm khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Cũng như chị M., anh H. Sơn (Hà Đông, Hà Nội) nói rằng tháng trước anh đi xem một căn nhà, chủ báo giá bán là 7,5 tỷ. Tháng này, khi liên hệ lại để qua nói chuyện rồi đặt cọc, chủ báo giá 8 tỷ đồng.
“Hôm sau, tôi sang gặp chủ nhà luôn thì họ bảo giờ 8,5 tỷ mới bán. Chỉ trong một đêm, giá nhà tăng 500 triệu. Dù muốn mua tôi cũng thôi, chờ thời gian tới xem thị trường ra sao”, anh Sơn cho biết.
Việc chủ nhà "quay xe", tăng giá nhà đất không phải là chuyện hiếm trên thị trường bất động sản Hà Nội thời gian qua.
Chị H.M.H. (Đống Đa, Hà Nội) cũng rơi vào tình huống tương tự, không mua được nhà vì chủ liên tục tăng giá.
Chị H. kể, sau nhiều tháng ròng rã tìm mua, tháng trước gia đình tìm được một chính chủ đăng bán nhà ở Long Biên, 30m2 trong ngõ sâu, phát giá 4 tỷ.
4 ngày sau vợ chồng chị H. sang xem nhà, chủ báo giá tăng lên 4,3 tỷ. Cân nhắc vị trí căn nhà đúng nhu cầu và không muốn kéo dài thời gian tìm nhà, vợ chồng chị quyết cố thêm 300 triệu để mua.
“Sáng hôm sau, vợ chồng tôi bật ngửa khi chủ nhà báo giá lên 4,35 tỷ. Chúng tôi không mặc cả nữa, bỏ luôn. Nhu cầu thì cần thật nhưng không thể chạy theo giá nhà như vậy được”, chị H. chia sẻ.
Cân nhắc tránh mua phải giá “ảo”
Đánh giá về thị trường bất động sản Hà Nội thời gian qua, ông Lê Đình Chung, Tổng giám đốc SGOHomes, cho rằng, không chỉ chung cư, các phân khúc khác cũng tăng giá mạnh. Hiện giá nhà thổ cư vùng ven Hà Nội khoảng trên 100 triệu đồng/m2. Nhà trong ngõ tại trung tâm từ 140-160 triệu đồng/m2. Liền kề, bất động sản thấp tầng thấp nhất khoảng 200 triệu đồng/m2.
Báo cáo của một đơn vị nghiên cứu bất động sản cho thấy, quý II/2024, giá nhà đất thổ cư tại Hà Nội tăng 32% so với cùng kỳ. Nguyên nhân được cho là do giá chung cư tăng cao khiến nhiều người chuyển sang tìm kiếm nhà thổ cư cùng tầm giá 2-4 tỷ đồng, đẩy giá bán ở phân khúc này tăng mạnh.
Ông Hoàng Phương, Giám đốc một công ty bất động sản tại Hà Nội, cho biết, phân khúc nhà trong ngõ có mức giá 3-4 tỷ đồng phục vụ nhu cầu ở thực, tầm tài chính vừa phải nên dễ bán, thanh khoản cao.
Về tình trạng chủ “quay xe” tăng giá chỉ sau thời gian ngắn, ông Phương cho rằng, có thể do chủ nhà sau khi đăng bán thấy khách đến xem đông hoặc có khách chốt mua nhanh. Chủ lo ngại bán “hớ” nên tăng giá, khiến giao dịch không thành công.
Ngoài ra, có thể do khu vực đó có đội môi giới làm giá để đẩy mặt bằng giá lên cao. Khi thấy chủ đăng giá bán thấp thì tác động, khiến chủ nghĩ giá mình bán quá rẻ và quyết định tăng giá.
“Có trường hợp một căn nhà qua tay nhiều nhà đầu cơ 'lướt sóng', mua bán ăn chênh vài trăm triệu trong một giao dịch, dẫn đến giá tăng mạnh chỉ trong thời gian ngắn”, ông Phương nói.
Theo ông Phương, người dân có nhu cầu ở thực nên xem xét mức giá mà chủ nhà đưa ra, đánh giá nhà có đúng với giá trị thực và nền giá chung của thị trường không. Từ đó, cân nhắc xuống tiền mua nhà phù hợp với khả năng tài chính. Nếu căn nhà tăng giá quá cao trong thời gian ngắn, cần cân nhắc tính toán kỹ, tránh mua phải giá “ảo”
Mắc kẹt vì bán chung cư, khóc dở mếu dở ôm tiền tỷ không mua nổi căn hộ cũTốc độ thu nhập không theo nổi tốc độ tăng giá chung cư. Mấy năm lăn lộn kinh doanh giờ không mua nổi chính căn hộ mình từng bán, anh Văn Thịnh (Hà Nội) chia sẻ.