Văn bản nhằm cung cấp thông tin và bổ sung cho hướng dẫn gần đây nhất của WHO về AI,ôngnhậngiátrịđặcbiệtcủaAItrongchămsócsứckhỏesinhsảkq.ngoai hang anh bao gồm cả những cân nhắc về quy định cũng như về đạo đức và quản trị.
“AI đã và đang tạo nên những thay đổi đáng kể trong công nghệ chăm sóc sức khỏe lĩnh vực sinh sản và tình dục. Nếu chúng ta nhận thức được những mối nguy tiềm ẩn tới từ công nghệ này và thận trọng trong việc triển khai cũng như nhìn vào thực tế rằng nó là một công cụ chứ không phải một giải pháp, thì chúng ta có thể nắm bắt được cơ hội tuyệt vời này để tăng cường nhận thức và độ tiếp cận thông tin, dịch vụ cho mọi người về vấn đề tình dục và sinh sản”, TS. Pascale Allotey - Giám đốc HRP và Ban Sức khỏe sinh sản và tình dục của WHO chia sẻ.
Các nhà nghiên cứu đã đánh giá các xu hướng phát triển và thách thức tiềm ẩn trong tương lai của công nghệ này và phát hiện ra rằng các ứng dụng hiện tại của AI trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản và tình dục thường tập trung vào việc sàng lọc và dự đoán các vấn đề về sức khỏe như tình trạng vô sinh và các vấn đề trong quá trình mang thai, cũng như truy cập thông tin thông qua các ứng dụng trò chuyện hoặc chatbot.
Tuy nhiên, việc sử dụng AI cũng có thể dẫn đến những nguy cơ tiềm ẩn do dữ liệu có thể được chia sẻ dẫn đến khả năng rò rỉ thông tin cá nhân, như khả năng sinh sản và tình dục. Hoặc sai lệch trong bộ dữ liệu huấn luyện chương trình có thể dẫn tới kết quả không chính xác; vấn đề kết nối kỹ thuật số không đồng đều tại các quốc gia dẫn tới truy cập không đồng đều; thông tin sai lệch, lạm dụng và nhiều nguy cơ khác. Một thách thức khác cũng được đặt ra đó là khả năng thiếu minh bạch trong việc phát triển và ứng dụng các hệ thống một cách toàn diện; những công cụ này có thể vẫn chưa có đủ thông tin chính xác về những nhóm dân tộc thiểu số.
Đây là những thách thức chung khi công nghệ mới này được ứng dụng, nhưng đối với lĩnh vực quyền và sức khỏe sinh sản, tình dục, luôn phải đối mặt với những vấn đề cơ bản liên quan đến quyền truy cập và tính công bằng thì những vấn đề này có thể bị AI khuếch đại và làm trầm trọng thêm.
TS. Jeremy Farrar - người đứng đầu nhóm nghiên cứu của WHO cho biết: “Cách hệ sinh thái AI được phát triển, quản lý và điều chỉnh có tác động to lớn đến đời sống. Điều quan trọng là phải đảm bảo việc ứng dụng công nghệ một cách có đạo đức và công bằng bằng việc giám sát và cân nhắc kỹ lưỡng trong mọi giai đoạn phát triển”.
Vậy làm thế nào các nhà hoạch định chính sách có thể đảm bảo rằng AI được phát triển và ứng dụng một cách công bằng nhất? Theo công bố, các hành động ưu tiên cần cân nhắc để giảm thiểu rủi ro của AI trong vấn đề quyền và sức khỏe sinh sản, tình dục bao gồm: xem lại các quy định bảo vệ dữ liệu để bảo vệ quyền riêng tư, ngăn ngừa các vi phạm dữ liệu và đảm bảo nghĩa vụ lưu trữ cũng như hạn chế dữ liệu được chia sẻ cho bên thứ ba sử dụng. Để đảm bảo tính toàn diện, dữ liệu đào tạo phải đa dạng và mang tính đại diện nhất có thể. Ngành công nghiệp AI nên nỗ lực tuyển dụng các nhà phát triển để xây dựng các hệ thống này một cách toàn diện, hướng đến nhu cầu của các nhóm thiểu số và thiết lập các tiêu chuẩn cho các quy trình. Ở góc độ tổng quát hơn, văn bản kêu gọi sự tăng cường các nỗ lực giải quyết vấn đề thông tin sai lệch có chủ đích. Tất cả những điều này sẽ được uỷ ban quốc tế cùng các cơ quan chức năng địa phương ưu tiên phối hợp để đảm bảo công nghệ AI được phát triển và ứng dụng tuân theo các chuẩn mực đạo đức.
TS. Alain Labrique - Giám đốc Bộ phận Đổi mới và Sức khỏe Kỹ thuật số của WHO cho biết: “Điều quan trọng là các nhà phát triển và cơ quan quản lý phải hiểu rằng sự công bằng là điều tối quan trọng khi nói đến trí tuệ nhân tạo. Các hệ thống phải được thiết kế với sự tham gia của tất cả các bên liên quan và không ai bị bỏ lại phía sau. Công nghệ kỹ thuật số có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người nếu chúng ta hướng tới sự hòa nhập và giải quyết các nhu cầu của mọi người cũng như bảo vệ quyền lợi của họ”.
Thế Định