Dẫu biết rằng mối quan hệ ruột thịt là trên hết nhưng cũng có những quan điểm sống bất đồng khiến chúng ta trở nên xa cách,ôngmuốnânhậnđừnglàmđiềunàyvớingườithândùquanhệcótốtđếnđâkèo bóng đá bet88 mâu thuẫn. Một người khéo léo để duy trì mối quan hệ tốt chính là biết các nguyên tắc cơ bản, không xâm phạm đời sống riêng tư quá mức, thông tin từ trangSohu.
Chuyên gia về gia đình chỉ ra rằng, trong cuộc sống, dù anh chị em ruột có thân nhau đến mấy cũng lưu ý không phạm 2 điều sau.
Thứ nhất, đừng giúp người khác lên kế hoạch cho tương lai con cái họ
Trong mỗi gia đình, con cái luôn là trái tim, là linh hồn của cha mẹ. Cha mẹ nào cũng luôn cố gắng trở thành tấm gương, soi đường chỉ lối cho các con, giúp các con không gặp bất kì sai sót nào trong cuộc sống.
Tuy nhiên mỗi đứa trẻ lớn lên sẽ có tính cách, tài năng và ước mơ khác nhau. Dù là người thân, chúng ta cũng không thể nào nhìn hết được ước mơ, hoài bão và suy nghĩ của chúng. Và dù có biết, chúng ta cũng không có quyền vượt qua người giám hộ và đưa ra những kế hoạch cho chúng. Ngược lại, chuyện này còn khiến anh chị em ruột hiểu lầm chúng ta cậy tài, can thiệp quá sâu vào chuyện riêng của gia đình người khác, ảnh hưởng tới tình cảm đôi bên, thông tin từ trang Sohu.
Chuyên gia lấy ví dụ về một câu chuyện bản thân từng đọc được. Đó là chuyện về người em trai cố gắng khuyên anh trai mình về lợi ích của người có công việc ổn định. Điều này khiến người anh trai buộc con gái từ bỏ sự nghiệp nghệ thuật để trở thành nhân viên văn phòng ổn định.
Thời gian tươi đẹp không được lâu vì con gái của người anh trai không thích nghi được với lối sống “ổn định” đó. Cô liên tiếp thất bại trong công việc và cũng liên tục phàn nàn với bố mẹ. Cuối cùng cô quyết định từ bỏ công việc văn phòng mà bố mẹ mong muốn, tìm một con đường mới. Con đường này tuy không quá thành công nhưng cũng hơn hẳn công việc ổn định mà bố mẹ mơ ước. Lẽ ra nếu bắt đầu từ sớm, cô đã có thể thành công hơn thế, không phải lãng phí mấy năm làm công việc văn phòng.
Sau đó người anh trai bắt đầu nảy sinh oán trách với em trai của mình, cho rằng em đã cho lời khuyên không chính xác khiến con đường của con gái họ bị dang dở.
Chuyên gia chỉ ra rằng, bậc cha mẹ, người lớn luôn cho rằng mình có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết hơn về những lựa chọn trong cuộc sống. Nhưng họ đã bỏ qua rằng mỗi đứa trẻ đều có nhịp điệu và con đường phát triển khác nhau. Sự can thiệp quá mức không chỉ phá hủy mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái mà còn ảnh hưởng đến sự tin tưởng, tình cảm giữa anh chị em trong gia đình.
Quan tâm thực sự chính là tôn trọng quyết định và sự độc lập của mỗi thành viên trong gia đình thay vì phán đoán hộ họ.
Thứ hai, đừng giúp đỡ, đầu tư tiền bạc một cách mù quáng
Trong xã hội ngày nay, làn sóng khỏi nghiệp không ngừng dâng cao, nhiều người hy vọng nhận được sự ủng hộ, động viên từ gia đình. Vì sự tin tưởng lẫn nhau của anh chị em trong gia đình nên việc hình thành mối quan hệ hợp tác hoặc đầu tư trong sự nghiệp thường dễ dàng hơn.
Tuy nhiên khi sự nghiệp và mối quan hệ gia đình gắn bó với nhau, nếu xảy ra trục trặc thì thiệt hại không chỉ về kinh tế mà còn là những tổn hại về tình thân, tình cảm gia đình. Đầu tư sự nghiệp là một vấn đề rủi ro cao và ngay cả những người có kinh nghiệm chuyên môn cũng không thể nào nắm chắc thành công.
Khi đề cập vấn đề liên quan đến tài chính, sự ủng hộ mù quáng từ người thân có thể khiến chúng ta mất khả năng phán đoán khách quan. Vì vậy, khi anh em nhờ chúng ta giúp đỡ về nghề nghiệp, tiền bạc để khởi nghiệp, chúng ta nên thận trọng và lý trí hơn trong việc đánh giá các vấn đề rủi ro thay vì hỗ trợ vô điều kiện.
Hai điều nói trên theo chuyên gia không phải là sự thờ ơ, vô cảm với người thân mà chính là một cách tốt nhất để giúp mối quan hệ gia đình trở nên tốt đẹp. Đó cũng chính là sự tôn trọng quyền quyết định và tương lai của mỗi người.
Chỉ khi sự giúp đỡ được thực hiện một cách có ý nghĩa và hợp lý nhất, mối quan hệ gia đình mới trở nên bền vững trong sự tôn trọng và thấu hiểu.