Neuralink cấy ghép thành công chip lên não người
Hôm 28/1,ấyghépthànhcôngchiplênnãongườitruyềndữliệu quaWificókỷlụcmớgiải hạng 2 thụy điển startup công nghệ thần kinh Neuralink của Elon Musk đã cấy ghép thiết bị lên não người lần đầu tiên và bệnh nhân đang “hồi phục tốt”.
Trong bài đăng trên X ngày 29/1, Elon Musk cho biết công ty của ông đã tiến hành cấy ghép chip lên não người và bệnh nhân đang hồi phục tốt.
Neuralink đang phát triển một bộ cấy ghép não nhằm giúp bệnh nhân bị liệt nặng sử dụng tín hiệu thần kinh để điều khiển các công nghệ bên ngoài.
Neuralink bắt đầu tuyển bệnh nhân để thử nghiệm lâm sàng trên người vào mùa thu 2023 sau khi được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép để tiến hành nghiên cứu vào tháng 5/2023, theo một bài đăng trên blog.
Musk cho biết sản phẩm đầu tiên của Neuralink có tên Telepathy (thần giao cách cảm).
Nếu công nghệ hoạt động như mong muốn, bệnh nhân mắc các bệnh thoái hóa nghiêm trọng như xơ cứng teo cơ một bên (ALS) một ngày nào đó sẽ có khả năng giao tiếp hoặc truy cập mạng xã hội bằng cách dùng tâm trí họ để di chuyển con trỏ và gõ phím.
Apple là công ty được yêu thích nhất thế giới 17 năm liên tiếp
Sau khi vượt mốc định giá 3.000 tỷ USD vào cuối năm 2023, Apple vừa được vinh danh là công ty được yêu thích nhất thế giới năm thứ 17 liên tiếp.
Apple đã vượt lên những gã khổng lồ như Microsoft hay Amazon và giành được vị trí số 1 trong danh sách 1.500 công ty hàng đầu do Fortune bình chọn.
Các công ty trong danh sách được xếp hạng dựa trên điểm số từ các cuộc thăm dò được thực hiện với hơn 3.700 nhà phân tích, lãnh đạo và giám đốc điều hành doanh nghiệp, dựa trên các tiêu chí như giá trị đầu tư, chất lượng quản lý và trách nhiệm xã hội.
Theo Fortune, ở vị trí dẫn đầu, Apple đã cố gắng đảm bảo vị trí hàng đầu về trách nhiệm xã hội, sự lành mạnh về tài chính, sự đổi mới và khả năng cạnh tranh toàn cầu. Tuy nhiên, một sự thật thú vị là Apple chỉ đạt được tổng điểm 8,19, thấp hơn số điểm 8,65 mà họ đã đạt được vào năm 2023.
Microsoft đứng ở vị trí thứ 2, Amazon đã tụt xuống vị trí thứ 3.
Kỷ lục mới về khoảng cách truyền dữ liệu thông qua Wifi
Công ty công nghệ không dây Morse Micro của Australia đã lập kỷ lục mới về khoảng cách truyền dữ liệu thông qua Wifi.
Sử dụng tiêu chuẩn HaLow tương đối mới (802.11ah), các kỹ sư có thể truyền tín hiệu ở khoảng cách lên tới 2,9 km.
Tiêu chuẩn HaLow đã được giới thiệu vào năm 2016, nhưng việc triển khai rộng rãi chỉ mới bắt đầu. Công nghệ này được tối ưu hóa để truyền một lượng nhỏ dữ liệu đi khoảng cách rất xa, với mức tiêu thụ điện năng thấp.
Trong quá trình thử nghiệm, các kỹ sư của Morse Micro đã đạt được tốc độ truyền dữ liệu từ 11 Mbps ở khoảng cách 500m đến 1 Mbps ở khoảng cách tối đa là 2,9 km. Điều này đủ để duy trì kết nối video ổn định qua wifi giữa hai điểm.
Thêm hàng chục công ty Trung Quốc vào ‘danh sách đen’ của Bộ Quốc phòng Mỹ
Ngày 31/1, Lầu Năm Góc liệt kê hơn chục công ty công nghệ Trung Quốc, bao gồm cả nhà sản xuất chip nhớ Yangtze Memory Technologies Corp (YMTC), là “các công ty quân sự” gây rủi ro an ninh quốc gia cho Mỹ.
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, các công ty trí tuệ nhân tạo Yitu Technology và Beijing Megvii, nhà sản xuất máy bay không người lái Thành Đô JOUAV, nhà sản xuất lidar Hesai Technology và công ty công nghệ NetPosa cũng là những thực thể hoạt động tại Mỹ nhưng có quan hệ với quân đội Trung Quốc.
Họ cùng với nhà sản xuất máy bay không người lái tiêu dùng DJI Technology có trụ sở tại Thâm Quyến và công ty di truyền học hàng đầu Trung Quốc, BGI, trong danh sách được gọi là 1260H - tập hợp những thực thể có liên hệ với công nghiệp quân sự của Bắc Kinh.
Danh sách 1260H được Bộ Quốc phòng cập nhật hàng năm theo Đạo luật Uỷ quyền Quốc phòng do Quốc hội Mỹ thông qua vào năm 2021.
Các thực thể có tên trong danh sách không bị cấm vận hoàn toàn, nhưng khiến các công ty không đủ điều kiện nhận hợp đồng từ Lầu Năm Góc. Ngoài ra, họ cũng bị hạn chế khả năng tiếp cận vốn Mỹ khi đầu tư và làm ăn tại đây.