TheảnhbáolừađảobánSamsungAnhưnggiaođiệnthoạiTrungQuốcgiábèkèo nhà cái nhận địnho Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương), trong thời gian qua cơ quan này nhận được một số lượng lớn đơn của người tiêu dùng phản ánh, khiếu nại về việc bị lừa đảo khi mua hàng qua điện thoại. Thủ đoạn phổ biến của đối tượng lừa đảo là gọi điện thông báo cho người tiêu dùng về việc trúng thưởng một phiếu mua hàng trị giá 5 triệu đồng và có thể sử dụng phiếu đó để mua sản phẩm điện thoại Samsung Galaxy A8 giá trên 8,5 triệu đồng (tức là người tiêu dùng sẽ phải trả phần còn lại hơn 3,5 triệu đồng).
Tuy nhiên, đến khi nhận hàng, người tiêu dùng phát hiện ra sản phẩm là chiếc điện thoại có tên MIQ A8 Trung Quốc với giá trị rất thấp, chỉ hơn 1 triệu đồng.
Khi người tiêu dùng phát hiện và phản ánh việc sản phẩm khác với thông tin ban đầu thì công ty bán điện thoại thường từ chối việc đổi hàng, hoàn tiền và cũng như không thừa nhận nội dung đã quảng cáo mà cho rằng do người tiêu dùng đã nghe nhầm…
Nhận định của Cục Quản lý Cạnh tranh nêu rõ, các vụ việc lừa đảo nêu trên có một số đặc điểm đáng chú ý như thông qua điện thoại, nhân viên công ty lừa đảo thường thông báo người tiêu dùng trúng thưởng phiếu mua hàng vì họ là 1 trong 50 khách hàng may mắn hoặc nhân dịp 5 năm thành lập công ty… Nhân viên công ty lừa đảo sau đó sẽ khuyến khích, thuyết phục người tiêu dùng sử dụng phiếu mua hàng đó để mua sản phẩm.
Cùng đó, sản phẩm được áp dụng phiếu mua hàng thường là điện thoại của các hãng lớn, có giá trị cao. Trong khi sản phẩm nhận được là điện thoại giá trị rất thấp và có tên gọi gần giống với điện thoại được đại diện công ty tư vấn. Ví dụ điện thoại Samsung Galaxy A8 và điện thoại MIQ A8… Trong quá trình giới thiệu, nhân viên công ty lừa đảo sẽ cố ý đưa thông tin để người tiêu dùng nhầm lẫn và cho rằng mình sẽ được mua sản phẩm của hãng danh tiếng với giá trị rất thấp do đang được hưởng ưu đãi, khuyến mại của công ty.
Đáng chú ý, sản phẩm được giao qua đường bưu điện qua hình thức “thu tiền khi nhận hàng” (COD – cash on delivery) với điều kiện chỉ được mở xem hàng sau khi đã thanh toán tiền.
Như vậy, người tiêu dùng sẽ không có điều kiện kiểm tra sản phẩm mà thường sẽ chỉ nhận ra mình bị “lừa” khi đã trả tiền và nhận hàng. Trong phương thức giao hàng này, bản thân người cung cấp dịch vụ giao hàng – nhận tiền cũng không phải là nhân viên công ty do đó người tiêu dùng cũng không thể khiếu nại, phản ánh trực tiếp kể cả trong trường hợp phát hiện sự sai lệch ngay khi nhận hàng.