Như đã thông tin,ệnYdượchọcdântộcTPHCMthuphíthựchànhcủanhânviêncóhợplýtỷ lệ cá cược bóng đá tv thời gian qua Báo Dân trínhận được phản ánh của nhiều nhân viên y tế về các bất cập tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM. Trong đó, việc Viện Y dược học dân tộc TPHCM thu tiền nhân viên để làm giấy xác nhận thời gian thực hành khiến nhiều người lao động tại nơi này bất bình.
Dù lãnh đạo Viện Y dược học dân tộc TPHCM cho rằng, đơn vị thực hiện theo quy định pháp luật, nhiều y bác sĩ cho biết, việc này không xảy ra ở nơi khác, các cơ sở y tế hoàn toàn miễn phí với viên chức, người lao động đang công tác tại đơn vị khi xác nhận thời gian thực hành để làm chứng chỉ hành nghề.
Để làm rõ hơn, Báo Dân tríđã liên hệ một số cơ sở y tế ở TPHCM để tìm hiểu vấn đề nêu trên.
Lãnh đạo Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức) cho biết, trước đây, khi nhân viên y tế phải thực hành 18 tháng mới được cấp chứng chỉ hành nghề (CCHN), các đơn vị thường bố trí nhân sự đi luân phiên nhiều chuyên khoa (Nội, Sản, Nhi, Cấp cứu…) với thời gian dài hơn, kèm chương trình đào tạo phù hợp.
Hiện tại, theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh mới (có hiệu lực từ tháng 1), thời gian thực hành được rút ngắn xuống còn 12 tháng, áp dụng cho những học viên mới. Với những trường hợp trong thời gian thực hành sẽ tiếp tục theo quy định cũ cho đến khi kết thúc.
Lãnh đạo Bệnh viện Lê Văn Thịnh khẳng định, nếu là nhân viên của bệnh viện, đơn vị hướng dẫn và hỗ trợ cấp giấy xác nhận thực hành theo mẫu 3, được quy định tại Nghị định 54/2017/NĐ-CP. Đồng thời, nhân viên của bệnh viện cũng được nhận đầy đủ lương, phụ cấp, thu nhập tăng thêm, các ưu đãi ngành trong thời gian thực hành vừa làm việc.
"Đã là nhân viên của chúng tôi thì không tốn phí xác nhận thời gian thực hành gì cả. Với những trường hợp bên ngoài đăng ký, bệnh viện đã công bố khóa đào tạo thực hành một số chuyên khoa như Dược, Y học cổ truyền, Bác sĩ gia đình… Tùy theo chuyên khoa và thực tế của các bệnh viện, chi phí thực hành dao động 2-3 triệu đồng/tháng", vị lãnh đạo Bệnh viện Lê Văn Thịnh cho hay.
Đại diện Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức cho biết, đơn vị đã được Sở Y tế TPHCM thẩm định năng lực và cho phép nhận học viên trên quy mô toàn quốc, để đào tạo thực hành 12 tháng theo quy định mới. Chương trình này được hội đồng chuyên môn xây dựng kỹ lưỡng, đảm bảo về mặt chất lượng.
Cụ thể, chương trình với thời gian mới chú trọng hơn đến vấn đề thực hành, chủ yếu dành cho những nhân viên y tế mới tìm việc. Trong đợt tuyển sinh đầu tiên của năm, bệnh viện đã tuyển được 8-9 học viên là bác sĩ.
Về chi phí, việc thu bao nhiêu cũng được viện báo cáo chi tiết từng phần về Sở Y tế hàng tháng, trên nguyên tắc hài hòa giữa bệnh viện và người học về các trang thiết bị, cơ sở vật chất được sử dụng.
"Như bệnh viện của chúng tôi, mức thu học viên bên ngoài là 3 triệu đồng/tháng và đã được Sở Y tế chấp nhận. Với người mới được tuyển vào làm việc theo nhu cầu của bệnh viện, chúng tôi cũng không thu phí xác nhận thực hành. Thậm chí, chúng tôi còn hỗ trợ thêm chi phí cho họ trong quá trình làm việc, để cuộc sống của nhân viên đầy đủ, với điều kiện họ có cam kết cống hiến cho bệnh viện lâu dài, tối thiểu 5 năm.
Còn đã là nhân viên làm việc nhiều năm, bệnh viện sẽ hỗ trợ làm thủ tục xác nhận thực hành khi họ cần, không phải đóng tiền. Đây là trách nhiệm chúng tôi phải làm", đại diện Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức nói và cho biết thêm, bệnh viện đang tuyển dụng khoảng 135 bác sĩ để đáp ứng được yêu cầu làm việc, khi khối nhà mới hoàn thành.
Một thành viên trong Ban giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương chia sẻ, nếu là nhân viên có ký hợp đồng chính thức, nơi này đều hỗ trợ cấp giấy xác nhận thực hành khi người lao động đáp ứng đủ thời gian và điều kiện theo quy định, không thu bất cứ khoản phí nào.
Vị này chia sẻ, hiện không có quy định cấm bệnh viện thu tiền thực hành với nhân viên của mình. Dù vậy, với Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, lãnh đạo đơn vị quan niệm, khi y bác sĩ đã vào đây làm việc sẽ được coi như "con em trong nhà", nên sẽ đào tạo mà không yêu cầu gì về tiền bạc.
"Nhân viên vào viện là người của mình, mình phải có nhiệm vụ giúp họ đủ năng lực làm việc. Điều này là nhân văn. Nếu mình nuôi dưỡng và giáo dục người lao động, họ sẽ gắn bó với mình. Làm việc hay sống phải có tình người, đối xử với người khác thế nào, họ sẽ đáp lại mình như thế. Nhưng cũng cần phòng ngừa việc lợi dụng bệnh viện để lấy chứng chỉ hành nghề rồi ra đi, như vậy cũng không công bằng", lãnh đạo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương chia sẻ.
Đồng quan điểm trên, đại diện Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TPHCM (1A) chia sẻ, đơn vị luôn tạo mọi điều kiện cho nhân viên y tế đã làm việc chính thức tại đây trong việc cấp giấy xác nhận thời gian thực hành, căn cứ vào hợp đồng lao động.
"Làm sao chúng tôi có thể thu tiền nhân viên của bệnh viện mình được. Bao nhiêu năm đi làm, cống hiến, mà lại bị chính nơi làm việc bắt đóng phí xác nhận thực hành nữa thì rất tội nghiệp. Đặt mình vào tình huống như vậy, sẽ thấy bất mãn… Với người ở bên ngoài vào học, chúng tôi cũng không có chủ trương thu phí như một nguồn thu cho bệnh viện, phí chỉ ở mức tượng trưng", đại diện Bệnh viện 1A nói.
Liên quan đến thủ tục xác nhận thực hành cho nhân viên y tế đã có thời gian dài làm việc và nằm trong biên chế của bệnh viện, Sở Y tế TPHCM cho biết, đối với lĩnh vực khám chữa bệnh, theo Nghị định số 96/2023/NĐ-CP của Chính phủ, cơ sở hướng dẫn thực hành là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động phù hợp với các hình thức tổ chức của cơ sở hướng dẫn thực hành, được quy định tại Điều 5 Nghị định trên.
Tại khoản 6 Điều 7 của Nghị định nêu rõ, sau khi hoàn thành thực hành và có kết quả đánh giá, nhận xét của người hướng dẫn thực hành đối với người thực hành, cơ sở hướng dẫn thực hành có trách nhiệm cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành cho người thực hành theo mẫu 7 Phụ lục I, ban hành kèm theo Nghị định này.
Về chi phí hướng dẫn thực hành, Sở Y tế TPHCM cho biết, do cơ sở hướng dẫn thực hành xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, nên phải công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở hướng dẫn thực hành trước khi tổ chức hướng dẫn thực hành.
Đối với lĩnh vực Dược, việc xác nhận thực hành sẽ thực hiện theo Nghị định số 54/2017/NĐ-CP của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược. Trong đó, cơ sở xác nhận thời gian thực hành cho người thực hành chuyên môn theo mẫu số 03 tại Phụ lục I, ban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP và chịu trách nhiệm về các nội dung xác nhận.
Sở Y tế TPHCM khẳng định, Nghị định 54/2017/NĐ-CP cũng không quy định chi phí hướng dẫn, xác nhận thực hành chuyên môn về dược.
Cũng liên quan vấn đề trên, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TPHCM) cho biết, Luật Khám chữa, bệnh hiện nay không quy định cụ thể về việc nhân viên y tế bắt buộc phải đóng tiền phí xác nhận thực hành để làm thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề. Do đó, khi bị yêu cầu đóng tiền xác nhận thực hành, nhân viên y tế có quyền đề nghị nơi mình làm việc chỉ ra đã thực hiện theo luật nào, điều nào hay thông tư nào, không thể nói chung chung.
"Với những người đã gắn bó với đơn vị thời gian dài, lẽ ra phải xác nhận thời gian thực hành cho họ mà không tính phí, đó là đúng đạo lý khi pháp luật không quy định chi phí cụ thể", luật sư Hùng nhận định.