Thông tin trên được Tiến sĩ,ámđốcbệnhviệnởTPHCMcamkếtlươngbácsĩtrẻthấpnhấttriệuđồreal kashmir vs bác sĩ Cao Tấn Phước, Giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức chia sẻ tại ngày hội việc làm do Sở Y tế TP.HCM tổ chức sáng 15/8. Hoạt động này thu hút 64 đơn vị đăng ký (bệnh viện, trung tâm y tế) với nhu cầu tuyển dụng khoảng 500 bác sĩ. Trong khi đó, ngày hội có 270 bác sĩ trẻ tham gia, thuộc khóa đầu tiên của chương trình thí điểm thực hành tại bệnh viện gắn liền với trạm y tế tại TP.HCM.
Một trong những quầy có đông bác sĩ trẻ chờ đợi là Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức. Cơ sở này có nhu cầu tuyển 30 bác sĩ cho các chuyên khoa sâu. Trực tiếp phỏng vấn ứng viên, bác sĩ Cao Tấn Phước, Giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức, liên tục quảng bá về cơ hội khi bác sĩ trẻ về với "đội nhà".
“Năm 2025, bệnh viện sẽ đưa vào hoạt động khối nhà mới với vốn đầu tư 1.925 tỷ đồng, bác sĩ trẻ sẽ được đào tạo và được làm việc ở khu mới. Chắc chắn trong năm nay, bác sĩ trẻ sẽ được đưa vào viên chức nhà nước. Khi đó, các bạn sẽ được hưởng chế độ quyền lợi của viên chức, ví dụ như Nghị quyết 03 và yên tâm công tác.
Trong trường hợp chưa là viên chức, bệnh viện đảm bảo tổng thu nhập (chưa kể trực gác) của bác sĩ thấp nhất khoảng 7,5 triệu đồng/tháng, đủ để trang trải được cuộc sống hàng ngày”, ông nói. Bác sĩ Phước cũng cho rằng nếu sau khi được cử đi đào tạo, bác sĩ chọn cơ sở khác để làm việc thì vấn đề nằm ở môi trường của bệnh viện.
“Nếu môi trường của bệnh viện chúng tôi tốt thì bác sĩ trẻ sẽ ở lại. Vì vậy, chúng tôi sẽ cố gắng cải thiện mình”, ông chia sẻ. Kết thúc ngày hội, Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức đã tuyển được 21/30 bác sĩ.
Tại khu vực tuyển dụng của Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, bác sĩ Phan Nguyễn Bảo Hân (26 tuổi) có mặt từ khi buổi lễ chưa khai mạc. Bác sĩ Hân cho biết chuyên ngành tâm thần có rất ít người quan tâm. Cha mẹ của chị cũng từng phản đối lựa chọn này.
“Cha mẹ nói có rất nhiều chuyên khoa khác mà sao tôi lại chọn một ngành vừa khó, vừa nguy hiểm, thu nhập lại thấp. Còn tôi lại bị chuyên ngành này hấp dẫn, còn giúp được rất nhiều người. Hơn nửa năm thuyết phục, cha mẹ mới không ngăn cản tôi nữa”, bác sĩ Hân nói.
Theo nữ bác sĩ, sau dịch Covid-19, gia đình chị có nhiều người thân mắc phải bệnh lý tâm thần như rối loạn lo âu và trầm cảm. Chứng kiến điều này, phụ huynh của chị mới dần tháo gỡ được những khúc mắc trong lòng và thay đổi thái độ. Từng bị sốc khi đi thực tế tại Bệnh viện Tâm thần TP.HCM vì cơ sở cũ kỹ, bệnh nhân quá tải nhưng bác sĩ Hân khẳng định đang được theo đuổi con đường mà mình yêu thích.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Xuân Hiển, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, trực tiếp tư vấn cho Hân và khẳng định cơ hội cho bác sĩ trẻ tại đây là rất lớn.
“Chúng tôi tạo điều kiện tối đa để các bác sĩ trẻ được đi nước ngoài đào tạo, đặc biệt là tại Pháp. Các bạn cần 1-3 năm để làm quen với môi trường của bệnh viện, nếu vượt qua 3 năm thì chắc chắn sẽ không rời bỏ nữa”, ông nói.
Bác sĩ Hiển cũng cho hay thu nhập của nhân viên bệnh viện đang ở mức trung bình khá, không còn thấp giống như trước đây. Sự quan tâm của người dân với vấn đề sức khỏe tâm thần cũng nhiều hơn nên bác sĩ trẻ có cơ hội nâng cao chuyên môn. Đợt này, bệnh viện Tâm thần TP đăng ký tuyển dụng 3 bác sĩ.
Bên cạnh các quầy tuyển dụng tấp nập, cũng có những nơi vắng bác sĩ trẻ đăng ký như của trung tâm y tế hoặc phòng khám sức khỏe sinh sản.
Theo ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, đây là lần đầu tiên ngày hội việc làm được ngành y tế tổ chức cho khóa bác sĩ của chương trình thí điểm thực hành 18 tháng tại bệnh viện gắn liền với trạm y tế. Bác sĩ trẻ sẽ được chọn bệnh viện, trung tâm để cống hiến thay vì đi xin việc.
“Các bác sĩ trẻ được toàn quyền lựa chọn cơ sở mình sẽ cống hiến, làm việc, dựa trên nhu cầu tuyển dụng của từng đơn vị. Dù là cơ sở nào, vị trí nào, các bạn cũng đang chung một nghĩa vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân”, ông Thượng nói.
Hơn 500 nhân viên y tế ở TP.HCM nghỉ việc trong 8 thángTP.HCM ghi nhận có 547 viên chức trong ngành y tế nghỉ việc trong 8 tháng qua. Con số này bằng 1/3 so với năm 2022.