Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >Cúp C1 >Có nên áp dụng biện pháp ngừng cấp điện, nước trong xử lý vi phạm hành chính?_kèo leicester

Có nên áp dụng biện pháp ngừng cấp điện, nước trong xử lý vi phạm hành chính?_kèo leicester

2025-01-14 03:56:30 Nguồn:88CasinoOnlineTác Giả:Ngoại Hạng Anh View:357lượt xem

Đây là một trong những vấn đề Đại biểu Quốc hội quan tâm khi Quốc hội thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi,ónênápdụngbiệnphápngừngcấpđiệnnướctrongxửlýviphạmhànhchíkèo leicester bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, sáng 22/10.

Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), liên quan đến biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 86 của Luật XLVPHC), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, quá trình tiếp thu, chỉnh lý còn hai loại ý kiến khác nhau:

Loại ý kiến thứ nhất đề nghị tiếp thu ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, không bổ sung biện pháp “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước...”, vì qua tổng kết thi hành Luật cho thấy, với các quy định hiện hành, việc thi hành và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt không gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong khi đó, điện, nước là nhu cầu thiết yếu của cá nhân, tổ chức nên nếu áp dụng biện pháp này sẽ tác động tiêu cực không chỉ đến cá nhân, tổ chức vi phạm mà còn có thể ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức khác. Việc áp dụng biện pháp này là can thiệp sâu vào quan hệ dân sự nên cần được cân nhắc thận trọng, đánh giá tác động kỹ lưỡng nhằm bảo đảm xử lý hài hòa lợi ích của Nhà nước, bảo vệ trật tự công cộng với quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ.

Loại ý kiến thứ hai cho rằng việc bổ sung biện pháp cưỡng chế này là cần thiết, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn nhằm buộc cá nhân, tổ chức đã bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấm dứt hành vi vi phạm; tuy nhiên, quy định như dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 là quá rộng, chưa tương xứng với chế tài bị áp dụng trong một số trường hợp, có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Do vậy, đề nghị thu hẹp phạm vi áp dụng và bổ sung nguyên tắc việc áp dụng biện pháp này không được làm ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức khác.

“Do còn có ý kiến khác nhau, dự thảo Luật xin thể hiện 02 phương án theo 2 loại ý kiến nêu trên để tiếp tục xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội”, Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng nói.

Tán thành với việc bổ sung biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC, đại biểu (ĐB) Tô Văn Tám (Kon Tum) cho rằng, quyết định xử phạt VPHC cần phải được chấp hành một cách nghiêm chỉnh.

ĐB Tám chỉ ra hiện nay đã có một số biện pháp cưỡng chế nhưng thực tế trong một số lĩnh vực nhất định thì các biện pháp này là chưa đủ. Do đó, việc bổ sung thêm biện pháp cưỡng chế ngừng cung cấp điện, nước là cần thiết, nhưng phải làm thận trọng và chỉ trong một số lĩnh vực.

 

ĐBQH Bùi Quốc Phòng (Thái Bình) . Ảnh: quochoi.vn.

Dẫn thực tế thời gian qua cho thấy nhiều cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm, nhất là trong lĩnh vực môi trường, ĐB Bùi Quốc Phòng (Thái Bình) cho rằng việc ngừng cung cấp dịch vụ điện nước là cần thiết. Nếu vẫn cung cấp điện nước thì họ vẫn sản xuất và sẽ tiếp tục gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng tới đời sống, sức khoẻ của người dân và lợi ích của cộng đồng.

Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế cắt dịch vụ điện nước sẽ đảm bảo trật tự, kỷ cương quản lý hành chính Nhà nước, kiên quyết ngăn chặn các hành vi vi phạm, đồng thời cũng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức có liên quan.

Tuy nhiên, ĐB Bùi Quốc Phòng lưu ý, việc áp dụng biện pháp cưỡng chế ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước phải tuân thủ các nguyên tắc sau: chỉ được thực hiện tại địa điểm vi phạm; để cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng, bảo vệ môi trường có áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, đình chỉ hoạt động có thời hạn; việc ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước không làm ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức khác.

ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) lại cho rằng nên chăng bỏ áp dụng biện pháp cưỡng chế này, nếu có chỉ áp dụng trong lĩnh vực xây dựng. 

Song, ĐB Tô Văn Tám lại bày tỏ băn khoăn về tính khả thi chỉ áp dụng biện pháp cưỡng chế này trong lĩnh vực xây dựng, bảo vệ môi trường bởi việc ngừng cung cấp điện, nước chắc chắn có liên quan đến cá nhân hay tổ chức khác.

“Ở đây cần cân nhắc thêm, có thể gắn với trách nhiệm của chủ thể cung cấp dịch vụ điện, nước thì phương án này mới khả thi”, ĐB Tám nói.

ĐB Nguyễn Sơn (Hà Tĩnh) đề nghị việc áp dụng cần căn cứ vào hành vi, trường hợp cụ thể, không căn cứ vào lĩnh vực.

Trong khi đó, ĐB Sần Sín Sỉnh (Lào Cai) cho rằng việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC vi phạm quyền con người và nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính.

Nhận định hiện có rất nhiều hành vi vi phạm hành chính tinh vi, chẳng hạn như trên không gian mạng, ĐB Nguyễn Minh Đức (TP.Hồ Chí Minh) nhấn mạnh, để xử lý kịp thời, nhanh chóng thì Luật này cần điều chỉnh không chỉ những hành vi đã hoàn thành, mà cả những hành vi đang thực hiện để đảm bảo ngăn chặn kịp thời hậu quả mà hành vi vi phạm hành chính gây ra, cũng như tăng tính răn đe…/.

Theo TTXVN

Tác Giả:Nhận Định Bóng Đá
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái