Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >La liga >Nguy cơ các dịch bệnh tiêu chảy, bệnh da, sốt xuất huyết... sau bão lũ_kèo pháp

Nguy cơ các dịch bệnh tiêu chảy, bệnh da, sốt xuất huyết... sau bão lũ_kèo pháp

2025-01-18 13:13:08 Nguồn:88CasinoOnlineTác Giả:World Cup View:907lượt xem

Chỉ trong một thời gian ngắn,ơcácdịchbệnhtiêuchảybệnhdasốtxuấthuyếtsaubãolũkèo pháp nước ta liên tiếp hứng chịu cơn bão số 3 và số 4 với những thiệt hại nặng nề về người và của. Cùng với đó là hàng loạt thiên tai như sạt lở đất và ngập lụt diện rộng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe của người dân.

Chia sẻ tại buổi tọa đàm trực tuyến "Ứng phó với dịch bệnh sau bão lũ" trên báo Dân trí ngày 27/9, Thạc sĩ - Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết, với tình trạng ngập lụt, trước hết người dân có thể đối mặt nguy cơ tai nạn thương tích do sụp đổ các cấu trúc. 

Nhiều dịch bệnh nguy hiểm dễ bùng phát sau bão lũ

Trong khi ngập lụt, người dân rất dễ bị nhiễm lạnh do ngâm mình trong nước lụt kéo dài, gây cảm lạnh và viêm phổi.

Sau đó, nước lụt lan tràn khắp mọi nơi mang theo chất ô nhiễm hóa chất từ các vật dụng, xe cộ, phân, và nước thải gây ô nhiễm diện rộng. Khi đó, những người có vết thương trên da phải lội vào những vùng như vậy dễ nhiễm trùng.

Nguy cơ các dịch bệnh tiêu chảy, bệnh da, sốt xuất huyết... sau bão lũ - 1

Các chuyên gia tham gia buổi tọa đàm ngày 27/9 tại tòa soạn Dân trí (Ảnh: Mạnh Quân).

Bên cạnh đó, có những bệnh lây qua nguồn nước, ăn uống như tả, lỵ, thương hàn, ký sinh trùng. Khi bị ngập lụt, các vật nuôi chết, các mầm bệnh đó phát tán lây sang con người. Người bệnh có các triệu chứng chính như nôn, đau bụng, tiêu chảy. Khi ngập lụt, việc xử lý phân của người bệnh khó khăn càng khiến dịch lan rộng.

Ngoài ra, sự gia tăng của muỗi côn trùng đốt người và truyền mầm bệnh như sốt xuất huyết, sốt rét cũng là một nguy cơ. Tình trạng sốt và đau nhức cơ bắp là triệu chứng có thể liên quan đến sốt xuất huyết.

"Sốt xuất huyết khiến người bệnh sốt rất cao trong 2-3 ngày đầu tiên, nhức hốc mắt sau đó tình trạng sốt thoái lui. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào như: chảy máu tự nhiên, đau nhức vùng gan… đây là tình trạng cảnh báo khiến bệnh nhân diễn biến nặng, cần đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức", BS Cấp nhấn mạnh.

Trong đó, hai nhóm có sức đề kháng yếu là trẻ nhỏ và người lớn tuổi rất có nguy cơ bị dịch tác động. Trẻ nhỏ rất hiếu động, nghịch nước và có thói quen đưa tay lên miệng nên có nguy cơ nhiễm bệnh đường tiêu hóa nhiều hơn.

Với người lớn tuổi, khi ngập lụt cần hết sức chú ý bị nhiễm lạnh. Trong và sau ngập lụt sẽ gia tăng nấm mốc khắp mọi nơi. Bào tử nấm mốc sẽ ảnh hưởng đến hô hấp của những người lớn tuổi. Nên những người lớn tuổi nguy cơ bệnh hô hấp nặng hơn rất nhiều.

BS Cấp cũng lưu ý, khi chúng ta có vết thương mà phải đi qua vùng ngập nước thì cố gắng giữ vết thương không bị ngấm nước bằng cách băng vô khuẩn rồi băng tiếp bên ngoài bằng vật liệu chống nước như nilon. Tại chỗ vết thương có thể sát trùng bằng betadine.

Việc rửa sạch vết thương hàng ngày bằng nước muối sinh lý cũng giúp thải loại bớt mầm bệnh. Bên cạnh đó, cần đến cơ sở y tế để xác định mầm bệnh là gì để sử dụng kháng sinh đúng với mầm bệnh đó.

Nguy cơ các dịch bệnh tiêu chảy, bệnh da, sốt xuất huyết... sau bão lũ - 2

BS Nguyễn Trung Cấp chia sẻ tại buổi tọa đàm (Ảnh: Mạnh Quân).

Người dân cần tránh tự sử dụng kháng sinh vì dễ sử dụng nhầm thuốc, sai liều và dẫn đến hậu quả lâu dài là kháng thuốc.

Việc tiêm phòng uốn ván cũng rất cần thiết. Lý do là nguy cơ bị uốn ván của người tiếp xúc với môi trường ô nhiễm sẽ cao hơn rất nhiều so với vết thương tiếp xúc với môi trường nước sạch. 

Phân biệt tiêu chảy thông thường và tiêu chảy nguy hiểm

Một bệnh khá phổ biến sau ngập lụt là tiêu chảy. Theo BS Cấp, có nhiều tác nhân có thể gây bệnh tiêu chảy như virus rota, enterovirus; vi khuẩn như tả, lỵ, thương hàn; ký sinh trùng… Trong đó, chúng ta cần phân định trường hợp nào tiêu chảy thông thường, trường hợp nào là tiêu chảy nguy hiểm, có nguy cơ gây dịch lớn.

Những người bị tiêu chảy do virus, ký sinh trùng, thường có số lần tiêu chảy không quá nhiều, thường đi ngoài phân không có máu, mủ, trong trường hợp này chúng ta tạm coi là tương đối an toàn hơn một chút. Chúng ta có thể sử dụng các thuốc điều trị thông thường tại nhà. 

Trường hợp tiêu chảy đặc biệt nguy hiểm, thường đi ngoài phân có máu, chứng tỏ niêm mạc ruột của bệnh nhân bị tác nhân xâm nhập gây tổn thương, đi ngoài phân hồng đỏ là tình trạng nghiêm trọng.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể tiêu chảy rất nhiều lần, 5-7 lần trong ngày, có thể kèm theo nôn, tình trạng mất nước, điện giải trầm trọng, cần biện pháp bù điện giải hiệu quả.

Những người mắc các bệnh lý như vậy phải đưa đến cơ sở y tế càng nhanh càng tốt. Bên cạnh đó, quản lý phân của bệnh nhân để không ô nhiễm nguồn nước bên ngoài cũng rất quan trọng.

Phó giáo sư - Tiến sĩ - Dược sĩ Nguyễn Tuấn Dũng, Nguyên Trưởng bộ môn Dược Lâm Sàng, khoa Dược, Đại học Y Dược TPHCM, lưu ý đến vấn đề giữ vệ sinh sạch sẽ bàn tay cầm nắm, và vấn đề vệ sinh trong nhà. 

Để bù nước, WHO khuyến cáo sử dụng oresol, trong đó có đường, muối, và kali. Trong điều kiện không thể mua được oresol, chúng ta có thể uống nước cam, nước cam có nhiều kali, như vậy nước cam cộng đường muối là oresol tự chế.

"Vì thế, loại trái cây cần chuẩn bị trong khi xảy ra bão lũ, ngập lụt là cam, chanh, quýt, bưởi, đặc biệt là cam. Cam có vitamin rất dồi dào, có thể chế ngự tiêu chảy", PGS Dũng nói.

Theo ông, người dân cần chú ý pha oresol đúng tỷ lệ theo hướng dẫn, pha sai càng hại cho bệnh nhân. 

Nguy cơ các dịch bệnh tiêu chảy, bệnh da, sốt xuất huyết... sau bão lũ - 3

PGS.TS Dược sĩ Nguyễn Tuấn Dũng tại buổi tọa đàm (Ảnh: Mạnh Quân).

Ngoài việc bù nước và điện giải, người dân có thể bổ sung thêm kẽm. Như BS Cấp nói, khi virus rota vào cơ thể, nó mượn cơ thể để nhân bản, kẽm có tác dụng ngăn sự sao chép này. Đồng thời, chúng ta có thể bổ sung các vi sinh vật, lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Rất nhiều hiệu thuốc có bán thuốc lợi khuẩn, các dược sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể sử dụng các loại thuốc này.

Cả hai chuyên gia đặc biệt lưu ý vấn đề uống thuốc cầm tiêu chảy, nên là biện pháp cuối cùng nếu không chúng ta vô tình nhốt vi sinh vật gây hại. 

"Tiêu chảy cũng là một con đường thải vi khuẩn, độc tố ra khỏi cơ thể. Một số trường hợp lạm dụng thuốc tiêu chảy có thể dẫn đến liệt ruột, chướng bụng, khi đó tình trạng ngộ độc của bệnh nhân còn nặng hơn, khi đến cơ sở y tế việc điều trị rất khó khăn", BS Cấp giải thích. 

Tiêm vaccine, tăng cường miễn dịch… để ứng phó từ xa với bão lũ

Theo BS Cấp, chúng ta có rất nhiều loại vaccine giúp hạn chế bệnh, người dân nên tiến hành trước khi bão lũ xảy ra, một khi bão lũ xảy ra mới đi tiêm thì có thể chưa chắc đã kịp để có tác dụng phòng bệnh.

Một số vaccine bảo vệ chống vi khuẩn đường hô hấp là vaccine phế cầu, nếu trước bão lũ người dân đã tiêm rồi thì nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp do các căn nguyên này trong bão lũ sẽ hạn chế bớt. 

Một số vaccine bảo vệ chống lại bệnh đường tiêu hóa như tả, rotavirus, các vaccine này có hiệu quả nếu trước đây người dân đã sử dụng, nhờ đó ngăn ngừa bớt nguy cơ mắc các bệnh tiêu chảy do các tác nhân này.

Trong đó, vaccine tả có hiệu quả bảo vệ tương đối nhanh và bệnh tả không phải là bệnh lưu hành thường xuyên ở Việt Nam. Vì thế, vaccine này chỉ áp dụng cho khu vực nguy cơ lớn như từng có người bệnh tả tồn tại ở khu vực đó thì người khác có thể sử dụng khẩn cấp vaccine đó. 

Vaccine rotavirus cũng giúp bảo vệ nhiều trẻ em ở vùng ngập lụt bớt các nguy cơ lây nhiễm bệnh do tác nhân đó. 

Một số vaccine khác chuẩn bị được sử dụng trong thời gian tới như vaccine sốt xuất huyết. Người được tiêm sẽ hạn chế bớt nguy cơ bị sốt xuất huyết nếu ở vùng có nguy cơ bùng phát dịch sau bão lũ. 

Ngoài ra còn có vaccine uốn ván, phụ nữ mang thai trước đó đã được tiêm thì có tác dụng bảo vệ trong điều kiện lũ lụt có nguy cơ vết thương xâm nhiễm nha bào uốn ván, thì có khả năng bảo vệ mình. 

Ngoài ra, người dân cần đảm bảo dinh dưỡng cân đối các nhóm chất. Về cơ bản, một chế độ ăn phong phú đầy đủ những yếu tố như vậy.

Nguy cơ các dịch bệnh tiêu chảy, bệnh da, sốt xuất huyết... sau bão lũ - 4

Các chuyên gia lưu ý vấn đề dinh dưỡng, đảm bảo an toàn thực phẩm trong và sau bão lũ (Ảnh: Mạnh Quân).

Trong điều kiện bão lũ không đảm bảo điều kiện lý tưởng, nhưng ít nhất phải đảm bảo cung cấp năng lượng như: chất đường, mỡ hay protid là nguyên liệu để cơ thể tái sản xuất tế bào. Với vitamin, cơ thể có thể có đủ dự trữ để người bệnh duy trì tình trạng trong thời gian dài hơn nên có thể bổ sung sau.

Điều rất quan trọng là cố gắng đảm bảo các nguồn dinh dưỡng sạch, an toàn.

Chung quan điểm, PGS Dũng lưu ý trong điều kiện khó khăn, người dân làm sao để tiết kiệm nhất, sử dụng hiệu quả nhất nguồn thực phẩm.

Ví dụ, với trái cây muốn bảo quản lâu, không có tủ lạnh thì người dân có thể chuẩn bị cam, bưởi; củ quả thì có khoai lang, bầu bí; về chất đạm, nguồn đảm bảo có thể sử dụng cho hầu hết số đông là sữa, trừ một số trường hợp không dung nạp được lactose. 

Để tăng cường miễn dịch, ông cho rằng người dân có thể sử dụng các loại vitamin, kẽm… Trong đó, vitamin C và D giúp tăng cường miễn dịch gần như số 1, kẽm làm ngăn sự sao chép của virus. 

"Ngoài ra, hoạt động ngoài trời cũng giúp chúng ta hấp thu vitamin D, tăng cường sản xuất melatonin giúp ngủ ngon. Giấc ngủ cũng quan trọng, ngủ không đủ làm giảm sức đề kháng. Đồng thời, chúng ta cũng nên bỏ thói quen hút thuốc, vừa không mang lại lợi ích gì vừa làm giảm sức đề kháng", PGS Dũng nói. 

Đồng thời, để ứng phó với dịch bệnh sau bão lũ, người dân có thể chuẩn bị trước tủ thuốc gia đình. Trong và sau bão lũ, ngập lụt tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bùng phát các dịch bệnh.

Ngay cả mắt, người dân cũng có thể bị đỏ mắt do viêm nhiễm, mũi là đường vào bệnh lý đường hô hấp, miệng là đường vào của bệnh tiêu hóa, da là bệnh da liễu. Vì thế, muốn chuẩn bị thì người dân cần chuẩn bị thuốc theo các nhóm bệnh này. 

PGS Dũng liệt kê 3 kẻ thù số 1 của dược phẩm là nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng. Trong điều kiện ẩm ướt thì có thể không tránh được độ ẩm, chúng ta cần cố gắng để thuốc ở những nơi hạn chế ánh sáng, nhiệt độ.

Ví dụ, chúng ta đặt thuốc ở những hộp sậm màu để ở những nơi không có nhiệt độ cao. Việc chống độ ẩm có thể bọc lên 2-3 lớp túi bên ngoài thuốc.

Một trong những địa điểm tin cậy cho người dân là Hệ thống Nhà thuốc và Tiêm chủng FPT Long Châu. Tại đây, có đầy đủ các chủng loại, có các dược sĩ giúp người bệnh chuẩn bị các loại thuốc để sẵn sàng ứng phó với bão lũ. 

"Việc chuẩn bị tủ thuốc di động là rất cần thiết, nhưng chúng ta cũng cần lưu ý thuốc là con dao hai lưỡi. Để phát huy hiệu quả và hạn chế tối đa tác dụng phụ thì cần có sự tư vấn của các chuyên gia", PGS Dũng khuyến cáo. 

Tác Giả:World Cup
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái