Tại hội thảo "Kỷ nguyên mới,ôngthayđổicơchếtàichínhchokhoahọcViệtNamsẽtụthậvô địch quốc gia costa rica kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn" được tổ chức mới đây, nguyên Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân có bài tham luận "cơ chế tài chính - điểm nghẽn của điểm nghẽn trong phát triển khoa học và công nghệ".
Theo ông Quân, ba điểm nghẽn chủ yếu của khoa học và công nghệ Việt Nam là cơ chế tài chính, phương thức đầu tư và chính sách sử dụng cán bộ, trong đó cơ chế tài chính là điểm nghẽn của điểm nghẽn.
"Chừng nào chưa đổi mới thực sự cơ chế tài chính cho khoa học và công nghệ phù hợp với kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế, chừng đó khoa học công nghệ Việt Nam còn chưa thể thoát ra khỏi tình trạng khó khăn và sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu, không thể thực hiện thành công cuộc cách mạng chuyển đổi số như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm", nguyên Bộ trưởng khẳng định.
Theo ông, trình độ cán bộ khoa học Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu kỷ nguyên công nghệ số - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc nếu khơi dậy được khát vọng, tạo thuận lợi nhất cho họ nghiên cứu, tin tưởng và trao cho họ quyền tự chủ cao nhất để đổi mới sáng tạo. Khoa học và công nghệ là yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát triển nhanh và bền vững của mọi quốc gia. Nếu không quan tâm đến phát triển khoa học công nghệ và trọng dụng đội ngũ nhân lực ngành này, "chắc chắn chúng ta sẽ không tránh khỏi nguy cơ tụt hậu".
Nguyên Bộ trưởng cho rằng cơ chế tài chính không phù hợp đang cản trở sự phát triển và làm giảm hiệu quả đầu tư cho khoa học công nghệ, làm nản lòng những người làm khoa học, chảy máu chất xám sang khu vực tư nhân và ra nước ngoài. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội trong kỷ nguyên số. Nếu đổi mới được cơ chế tài chính, các điểm nghẽn khác như phương thức đầu tư, chính sách sử dụng cán bộ... sẽ được tháo gỡ khi đồng bộ hóa các quy định pháp luật có liên quan.