Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >Cúp C1 >Khám phá hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ_soi kèo torino vs

Khám phá hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ_soi kèo torino vs

2025-01-15 07:19:25 Nguồn:88CasinoOnlineTác Giả:Ngoại Hạng Anh View:839lượt xem

Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữlà cuốn tranh truyện bán hư cấu, kể lại câu chuyện cuộc đời nhiều thăng trầm của giáo sĩ Đắc Lộ - Alexandre de Rhodes, một vị linh mục, người của Tòa thánh Vatican, đã tới Việt Nam từ thế kỉ 17 và có công trong việc in cuốn từ điển đầu tiên của tiếng Việt (Từ điển Việt-Bồ-La) vào năm 1651.

Thông qua những tình tiết li kì và đặc sắc được lựa chọn để kể lại quá trình sáng tạo và phát triển của chữ viết hệ Latinh của tiếng Việt - vốn dĩ rất quen thuộc và đang gắn bó với mỗi người chúng ta,Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ mong muốn giúp bạn trẻ hiểu rõ hơn về tiếng Việt, truyền ngọn lửa tình yêu thứ ngôn ngữ rất đẹp của dân tộc.

Trong cuộc phỏng vấn với Tri thức - ZNews, họa sĩ Tạ Huy Long và tác giả Phạm Thị Kiều Ly chia sẻ về quá trình thực hiệnHành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ. Trải nghiệm hợp tác thú vị này đã truyền cảm hứng cho hai tác giả tiếp tục con đường đưa kiến thức khoa học đến với độc giả qua những trang tranh truyện giàu màu sắc, lời thoại sinh động.

Tác giả Kiều Ly: Tôi không tưởng tượng được nghiên cứu của mình lại được thể hiện đẹp như vậy

- Từ khi nào chị ấp ủ ý tưởng "chuyển thể" luận án tiến sĩ của mình thành một tác phẩm sách tranh truyện?

- Tác giả Kiều Ly:Thú thực, thời làm luận án tại đại học Sorbonne Nouvelle (2014-2018) tôi chỉ cố gắng làm xong luận án rồi chỉnh lý để xuất bản. Tôi chưa bao giờ dám nghĩ sẽ làm một cuốn truyện tranh, vì tôi chưa từng làm sách cho trẻ em, cũng không biết làm thế nào chuyển thể một công trình hàn lâm thành một cuốn tranh truyện có lời thoại.

chu quoc ngu anh 1

Từ trái qua: biên tập viên Hoàng Thanh Thủy, họa sĩ Tạ Huy Long và tác giả Phạm Thị Kiều Ly.

Sau khi bảo vệ luận án và về nước, tôi vẫn đang sửa bản tiếng Pháp để xuất bản, thì tháng 8/2021 biên tập viên Hoàng Thanh Thủy (Nhà xuất bản Kim Đồng) viết thư ngỏ ý mời tôi cộng tác viết một cuốn sách về lịch sử chữ Quốc ngữ cho trẻ em. Tôi đắn đo khá lâu mới dám nhận lời. May mắn thay, họa sĩ Tạ Huy Long cũng nhận lời vẽ minh họa cho cuốn sách. Ba chúng tôi cùng nhau làm việc trong gần 2 năm thì hoàn thành Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ.

- Ý tưởng này đã được các anh chị triển khai như thế nào trong 2 năm đó?

- Tác giả Kiều Ly:Tôi hoàn thành bản thảo đầu tiên vào tháng 10/2021. Khi ấy, tôi viết giống một bài báo khoa học với trích dẫn cụ thể cho từng mục. Chị Thủy nhận xét như vậy thì khô khan quá và trẻ em khó mà hiểu được.

Sau đó chúng tôi đã thống nhất là sẽ để Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) là người kể chuyện thì câu chuyện sẽ mềm mại hơn. Ngoài ra, để thu hút độc giả nhỏ tuổi, chúng tôi sẽ viết cuốn sách này theo hình thức bán hư cấu, tức là để nhân vật bộc lộ cảm xúc hay đưa ra các nhận xét về cảnh vật, con người.

Từ đây, tôi chuyển thể nội dung lịch sử chữ quốc ngữ qua lời kể của Đắc Lộ và có thêm một số phần thể hiện cảm xúc của nhân vật. Ngoài ra, chúng tôi cùng nhau bàn bạc để tạo lời thoại và tôi cũng sưu tầm tranh, ảnh tư liệu để họa sĩ Tạ Huy Long vẽ minh họa cho phù hợp với bối cảnh lịch sử và nhân vật.

Qua 7, 8 lần sửa bản thảo thì cuốn sách có diện mạo như độc giả cầm trên tay hôm nay.

- Đối với chị, đâu là thách thức lớn nhất trong quá trình thực hiện cuốn sách này?

- Tác giả Kiều Ly:Có lẽ thách thức lớn nhất là tôi chưa có kinh nghiệm viết sách cho trẻ em hay làm truyện tranh. Ngoài ra, chuyển thể từ ngôn ngữ học thuật sang ngôn ngữ truyện tranh cũng không hề dễ dàng.

Tôi may mắn có biên tập viên Hoàng Thanh Thủy và họa sĩ Tạ Huy Long đồng hành và hướng dẫn. Qua 2 năm làm việc cùng nhau, tôi rất hạnh phúc vì học thêm nhiều kỹ năng mới, biết cách chuyển thể một công trình hàn lâm, khô khan sang lời kể bình dị. Với các công trình nghiên cứu của mình trong tương lai, tôi cũng sẽ duy trì mô hình: xuất bản công trình học thuật, đồng thời "chuyển thể" thành các ấn phẩm dành cho đại chúng và trẻ em.

- Tháng 10 vừa qua, bộ 2 cuốn sách Lịch sử chữ quốc ngữ (1615-1919)100 câu hỏi về Lịch sử chữ quốc ngữcủa chị đoạt giải Sách Phát hiện tại Giải Sách Hay. Nay Hành trình sáng tạo Chữ Quốc ngữ lại vào Chung khảo Giải Sách Quốc gia. Với một người nghiên cứu khoa học và phổ biến khoa học, điều này có ý nghĩa như thế nào?

- Tác giả Kiều Ly: Với một nhà nghiên cứu, được làm điều mình thích và cố gắng đi đến tận cùng nhất có thể để giải đáp tò mò khoa học của chính bản thân đã là một hạnh phúc; hạnh phúc lại nhân lên gấp bội khi một chút mới nho nhỏ mình tìm ra được công bố, được đón nhận và được ghi nhận.

Với các công trình nghiên cứu của mình trong tương lai, tôi cũng sẽ duy trì mô hình: xuất bản công trình học thuật, đồng thời "chuyển thể" thành các ấn phẩm dành cho đại chúng và trẻ em.

Tác giả Phạm Thị Kiều Ly

Tất nhiên, giải thưởng nào cũng có những tiêu chí nhất định và không đại diện cho tất cả. Nhưng với những nhà nghiên cứu trẻ như tôi, trong chừng mực nào đó, giải thưởng giúp chúng tôi thêm chút tự tin để vững bước hơn.

Tôi nghĩ công việc nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc tìm ra chân lý, tri thức, công bố kết quả nghiên cứu, mà cần hướng đến phổ biến tri thức. Lịch sử chữ Quốc ngữ chưa được đề cập một cách tường minh trong chương trình giáo dục phổ thông. Nhờ được giải thưởng, mà các công trình của tôi về lịch sử chữ Quốc ngữ - chữ viết mà chúng ta tuy vẫn dùng hàng ngày nhưng lại ít khi đặt câu hỏi về nguồn gốc - được giới thiệu rộng rãi hơn tới công chúng.

- Chị có kỷ niệm hay khó khăn gì khó quên trong quá trình thực hiện cuốn sách?

- Tác giả Kiều Ly:Thực ra kỷ niệm thì rất nhiều, riêng với bản thân tôi, khoảnh khắc xúc động nhất là lần đầu tiên nhìn thấy các bản vẽ minh họa của anh Long. Tôi chưa hề tưởng tượng được "đứa con tinh thần" của mình lại được chuyển thể một cách sinh động và đẹp đến vậy. Tôi nhớ mình đã đứng lặng im rất lâu nhìn các bức tranh ấy và tưởng tượng đến hành trình các thừa sai tới Việt Nam truyền giáo, hành trình họ sáng tạo chữ viết và hành trình đi tìm tư liệu nghiên cứu của chính bản thân tôi.

Khó khăn cũng rất nhiều, nhưng khắc ghi nhất với tôi là khi cuốn truyện tranh đã dần thành hình, nhưng anh Long yêu cầu tôi bỏ hết lời kể của nhân vật Đắc Lộ với ở ngôi "tôi", mà chuyển cho một nhân vật thứ ba để đảm bảo tính khách quan. Tôi rất khổ sở khi phải bỏ dần các chi tiết mình đã dày công tạo ra. Nhưng trên tất cả, chúng tôi đã rất hạnh phúc được làm việc cùng nhau và được thỏa sức sáng tạo.

chu quoc ngu anh 2

Sách Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ. Ảnh:NXB Kim Đồng.

Họa sĩ Tạ Huy Long: Mong kiến thức hàn lâm đến với thiếu nhi một cách thân thiện nhất

- Là họa sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong mảng sách tranh, tranh truyện dành cho thiếu nhi, dự án Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữcó ý nghĩa thế nào đối với anh? Công việc minh họa cuốn sách có gì khác biệt với những tác phẩm khác mà anh thực hiện?

- Họa sĩ Tạ Huy Long:Tôi từng minh họa nhiều tác phẩm hư cấu hoặc phi hư cấu, nhưng Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữlà cuốn sách đầu tiên tôi minh họa cho thể loại bán hư cấu, nghĩa là tôi được tưởng tượng ra không gian và nhân vật. Song việc tưởng tượng ấy không được rời xa những dữ liệu thực tế, ở đây là những dữ liệu liên quan đến việc sáng tạo chữ Quốc ngữ, với những nhân vật hoàn toàn có thật là cha Đắc Lộ cùng các thừa sai người phương Tây trong không khí của Việt Nam thế kỉ 17.

Công việc minh họa một tác phẩm bán hư cấu giống như "tự do trong khuôn khổ": họa sĩ có thẩm quyền dựng lên, thêm thắt một số tình tiết, hư cấu thêm các nhân vật phụ, nhưng không có quyền quyết định số phận của nhân vật chính và kết cục của câu chuyện.

Họa sĩ Tạ Huy Long

Có thể hiểu, công việc minh họa một tác phẩm bán hư cấu giống như "tự do trong khuôn khổ" : họa sĩ có thẩm quyền dựng lên, thêm thắt một số tình tiết, hư cấu thêm các nhân vật phụ, nhưng không có quyền quyết định số phận của nhân vật chính và kết cục của câu chuyện.

Đây là trải nghiệm rất thú vị đối với bản thân tôi: Lần đầu tiên tôi chuyển thể những kiến thức hàn lâm vốn chỉ có trong kho lưu trữ hay những công trình khoa học công phu hàng nghìn trang thành những xuất bản phẩm thân thiện, để đông đảo bạn đọc phổ thông, đặc biệt là trẻ em đọc, xem, hiểu, suy nghĩ và cảm thông với các nhân vật và với các nhà nghiên cứu. Quá trình tìm kiếm tư liệu giúp tôi được sống với một giai đoạn lịch sử đặc biệt của đất nước: thời kì Trịnh Nguyễn phân tranh.

- Anh đã khắc họa nhân vật, địa danh như thế nào để tái hiện bầu không khí lịch sử thời đó trong cuốn sách?

- Họa sĩ Tạ Huy Long:Điều thôi thúc tôi nhất là tôi muốn biết những người phương Tây đầu tiên nghĩ gì khi đặt chân trên xứ ta cách đây hơn 400 năm. Thông qua nhân vật cha Đắc Lộ, tôi muốn họ sống lại và kể lại câu chuyện của họ khi họ đến nước ta, trong bối cảnh đời sống xã hội có những biến động lớn là sự phân chia ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng ngoài… Tôi muốn biết điều gì thôi thúc họ vượt nghìn trùng đến một xứ sở xa xôi.

Điều may mắn là nhiều thừa sai, bao gồm cả Đắc Lộ, đã ghi chép lại cảm nhận cá nhân của họ cùng những mô tả bối cảnh nước ta thế kỉ 17. Tư liệu hình ảnh trực tiếp thì không có, nhưng tư liệu gián tiếp thì có nhiều. Đó là những cơ sở để chúng tôi xây dựng bối cảnh và các lời thoại.

Có bối cảnh thì mới có thể quyết định được việc xây dựng các nhân vật như thế nào. Cho nên ở giai đoạn đầu, cả ba chúng tôi - tác giả Kiều Ly, biên tập viên Thanh Thủy và tôi - phải thống nhất cốt truyện, đưa ra vài phong cách để thể hiện - một cuốn sách bán hư cấu nhưng dựa trên cơ sở và dữ liệu có thật, cân đối các tình tiết để chuyển thể thành hình ảnh. Giai đoạn sau khó hơn, làm sao nhân vật cha Đắc Lộ "sống được", nghĩa là phải dựng lên những hoạt cảnh, nơi ông đi lại, ăn uống, cảm khái, u buồn…

- Đối với anh, đâu là thách thức lớn nhất trong quá trình thực hiện cuốn sách?

- Họa sĩ Tạ Huy Long:Hình ảnh cha Đắc Lộ truyền đạo cho giáo dân bản xứ thuở sơ khai là khó nhất vì không có nhiều tư liệu. May thay, Kiều Ly tìm được một số hình ảnh minh họa có cùng chủ đề ở một số nước trong khu vực. Từ đó suy ra, cộng với ghi chép mà cha Đắc Lộ để lại giúp tôi dễ hình dung.

Giai đoạn hoàn thiện luôn gặp nhiều khó khăn và phải chỉnh sửa nhiều. Có những vấn đề tưởng chừng là đơn giản và ít ảnh hưởng đến cấu trúc của câu chuyện thì lại là vấn đề lớn. Kha khá minh họa phải vẽ lại.

Chẳng hạn, chỉ một chi tiết các giáo sĩ dòng Tên không đeo thắt lưng bằng thừng mà đeo thắt lưng bằng vải mà tôi đã phải sửa lại vài chục tranh. Hay việc hồi thế kỉ 17, ngôn ngữ (từ ngữ, cách nói) của người Việt, đặc biệt là giáo dân sẽ không hoàn toàn giống như hiện nay. Chúng tôi đã phải cân nhắc việc sử dụng một số từ ngữ cổ hoặc một số từ ngữ của giáo dân nhưng không quá xa lạ để bạn đọc hiện nay vẫn có thể tiếp nhận được. Việc này Thủy và Ly làm rất tốt.

Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữđược đề xuất trao giải tại Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 năm 2024.

Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gialần thứ VII (2024) được tổ chức vào 20h ngày 29/11/2024 tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), truyền hình trực tiếp trên VTV1. Đơn vị tài trợ: Vingroup, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank.

Tác Giả:Cúp C1
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái