Bài 21: Tự hào Làng kháng chiến kiểu mẫu Bình Hòa
Năm 1948,Đấtnướctrọnniềmvui–Bàsoi kèo trận dortmund phường Bình Hòa (TX.Thuận An) vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen tặng là “Làng kháng chiến kiểu mẫu” của Nam bộ bởi cả làng không ai theo giặc. Bước sang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, địch âm mưu hủy diệt xóm làng, diệt tận gốc phong trào cách mạng ở nơi này. Nhưng với ý chí cách mạng kiên cường, phong trào cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã chẳng những không bị dập tắt mà từng bước phát triển mạnh mẽ. Nhiều người con ưu tú đã dũng cảm chiến đấu và anh dũng hy sinh để góp phần giành lại độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ.
Vì độc lập dân tộc
Hơn 90 tuổi đời nhưng mẹ Việt Nam anh hùng Phạm Thị Trường (phường Bình Hòa, TX.Thuận An) vẫn còn rất minh mẫn. Mỗi ngày, mẹ đều dành chút ít thời gian để “tâm sự” với các con của mình. Nào là đất nước mình đã thống nhất rồi. Quê hương của mình ngày xưa giờ đã đổi thay, khác xưa nhiều lắm. Mẹ không còn phải hàng ngày quảy gánh bán hàng rong để nuôi bộ đội nữa... Và mỗi lần như thế, đôi mắt già nua của mẹ lại ướt mềm…
Lần này cũng vậy, khi trò chuyện với chúng tôi, nỗi lòng được khơi dậy, mẹ lại bồi hồi. Mẹ có 8 người con, trong đó 4 người con đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Trong 4 người con liệt sĩ của mẹ, cũng chỉ có 2 người được tìm thấy hài cốt, 1 người bị địch thủ tiêu và 1 người hy sinh không tìm được hài cốt. Nhưng mẹ cũng đâu chỉ có 4 người con theo cách mạng, cả mẹ, chồng mẹ đều tham gia nuôi giấu cách mạng. Trong ánh mắt ánh lên niềm tự hào, mẹ kể: “Có năm 30 tết, địch cho người tới bắt chồng mẹ đem về đồn nhốt đến mùng 4 tết mới trả về. Gặp tụi nó mẹ hỏi: Sao tự dưng bắt ổng? Tụi địch trả lời: Bắt nhốt để ổng khỏi tiếp tế lương thực cho Việt Cộng!”. Lúc này mẹ cười thầm trong bụng, bởi đâu chỉ có chồng mẹ tiếp tế lương thực cho bộ đội. Trong đôi quang gánh, mẹ tần tảo buôn bán nuôi gia đình, lúc nào cũng có thư từ trong gửi ra và từ ngoài gửi vào. Con khô, lít gạo mẹ đều để dành nuôi bộ đội. Và nay, mẹ đã lớn tuổi nhưng vẫn luôn là tấm gương sáng cho con cháu noi theo, dạy dỗ con cháu về truyền thống hào hùng của dân tộc, đặc biệt là truyền thống cách mạng ở vùng đất “thép” Bình Hòa này.
Nói về truyền thống cách mạng của vùng đất này, ông Võ Văn Châu, Bí thư Đảng ủy phường Bình Hòa tự hào cho biết, với vị trí địa lý chiến lược, phía bắc giáp với TP.Hồ Chí Minh, nên nơi đây đã trở thành căn cứ, đồng thời cũng là bàn đạp cơ động của lực lượng cách mạng trong cả hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Những năm kháng chiến chống Pháp, nhân dân Bình Hòa đã thể hiện rõ khí phách cách mạng kiên cường, sẵn sàng hy sinh tài sản, xương máu, công sức của mình để che chở, đùm bọc cán bộ, chiến sĩ và trực tiếp tham gia chống giặc ngoại xâm. Chiến khu Thuận An Hòa đã ra đời trên mảnh đất này và đặc biệt năm 1948, Bình Hòa vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen tặng là “Làng kháng chiến kiểu mẫu” của Nam bộ bởi cả làng không ai theo địch phản quốc.
Bước sang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, chiến tranh ngày càng ác liệt hơn. Giặc Mỹ với sức mạnh quân sự và vũ khí chiến tranh hiện đại, đã âm mưu hủy diệt xóm
làng, diệt tận gốc phong trào cách mạng nơi này. Nhưng bọn chúng đã thất bại. Với ý chí cách mạng kiên cường, lòng dũng cảm, phong trào cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Bình Hòa chẳng những không bị dập tắt mà từng bước phát triển mạnh mẽ. Nhiều người con ưu tú đã dũng cảm chiến đấu và anh dũng hy sinh để góp phần giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Những cái tên cầu Bưng Bố (hay còn gọi là cầu Ông Bố), Bình Đáng, Bình Đức, Giếng Đá, Truông Cối, Rừng Thơm... đã mãi đi vào lịch sử, ghi đậm trên bản đồ chiến tích của TX.Thuận An.
Tự hào là vậy, song ông Võ Văn Châu cũng ngậm ngùi: “Có được những chiến công đời đời còn truyền tụng, nhân dân Bình Hòa đã trả giá bằng xương, bằng máu. Trải qua 2 cuộc kháng chiến, phường có 235 liệt sĩ và 7 người mẹ được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu danh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Đổi thay trên vùng đất “thép”
Phát huy truyền thống cách mạng năm xưa, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, người dân Bình Hòa ra sức phát huy tiềm năng đất đai, lao động sáng tạo để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Những chiến lũy chống giặc năm xưa giờ đã thay bằng công ty, xí nghiệp... Bình Hòa trở thành vùng đất năng động, phát triển.
Ông Võ Văn Châu, cho biết thời gian qua, Đảng bộ và nhân dân phường Bình Hòa đã đoàn kết, phấn đấu thực hiện đạt mục tiêu đề ra là: “Huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, đẩy nhanh tốc độ phát triển thương mại - dịch vụ - chỉnh trang đô thị theo hướng văn minh - hiện đại”. Theo đó, kinh tế phát triển đúng theo định hướng, cơ cấu. Địa phương cũng quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, từng bước đô thị hóa. Hệ thống chính trị cơ sở luôn được củng cố, kiện toàn. Bình Hòa cũng đã hình thành và phát triển nhiều khu dân cư, nhiều loại hình dịch vụ đã có tác động lớn đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương. Nhờ vậy, đời sống nhân dân trong phường ngày càng được nâng lên.
Cụ thể, trên địa bàn phường hiện có 2 khu công nghiệp là Khu công nghiệp Đồng An I và một phần Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore I. Ngoài ra, trên địa bàn còn có 506 công ty, xí nghiệp ngoài khu công nghiệp. Trong một thời gian dài, Bình Hòa thu hút vốn đầu tư và nhân công cao nhất trong tỉnh. Vì vậy, loại hình dịch vụ cũng phát triển mạnh với trên 5.000 cơ sở kinh doanh và gần 2.800 cơ sở trọ. Bên cạnh phát triển kinh tế, các mặt đời sống văn hóa - xã hội được phường quan tâm đầu tư, nhất là chính sách đền ơn đáp nghĩa. Hiện phường đang vận động nuôi dưỡng đến cuối đời cho 8 đối tượng chính sách. Vào dịp lễ, tết, phường luôn quan tâm, trao tặng những phần quà ý nghĩa cho gia đình có công với cách mạng.
Ông Võ Văn Châu cho biết thêm: “Kế thừa phát huy truyền thống cách mạng hào hùng của “Làng kháng chiến kiểu mẫu” và những thành quả trong thời kỳ đổi mới, thời gian tới, Đảng bộ phường Bình Hòa sẽ tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; huy động các nguồn lực, phấn đấu xây dựng phường Bình Hòa phát triển theo hướng công nghiệp - dịch vụ - thương mại và đô thị văn minh - hiện đại…”. Rồi đây, Bình Hòa sẽ tiếp tục đổi thay và vững bước trên đường phát triển bởi đây là vốn là vùng đất anh hùng, sản sinh ra những người con anh hùng…
“Niềm kiêu hãnh của nhân dân Bình Hòa chính là đã nén đau thương để kháng chiến đến cùng, không có một người nào đầu hàng giặc. Chưa kể nhiều người trực tiếp cầm súng, đào công sự, bố phòng canh gác, nhiều bà con tùy theo sức của mình đóng góp gạo nuôi quân, chắt chiu trồng rau, nuôi gà kháng chiến”.
(Mẹ Việt Nam anh hùng PHẠM THỊ TRƯỜNG)