6 tháng đã qua của năm 2023 được xem là quãng thời gian vô cùng khó khăn cho toàn thị trường ô tô Việt Nam khi những dự báo đầy lạc quan về sức tăng trưởng của ngành xe đã không diễn ra như đúng kỳ vọng.
Do đó,Ôtôvẫnếẩmshowroomlèotèokháchdùcóđònbẩyphítrướcbạkq seria hính sách ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô lắp ráp trong nước kể từ 1/7 (Nghị định số 41/2023/NĐ-CP quy định về mức thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước) được kỳ vọng như một giải pháp cứu cánh cho các nhà sản xuất, đồng thời thúc đẩy sự phục hồi của toàn thị trường ô tô vào nửa cuối của năm 2023.
Ghi nhận của PV VietNamNet tại các đại lý ô tô chính hãng như Hyundai, KIA, Ford, Honda, Toyota, Mazda... ở khu vực Hà Nội những ngày qua cho thấy, tình hình kinh doanh xe mới vẫn chưa có dấu hiệu sôi động trở lại.
Một tư vấn bán hàng tại đại lý Hyundai cho hay: "Hai lần kích cầu trước đó có tác động rõ rệt tới thị trường hơn. Mgười mua xe tăng mạnh, mỗi ngày ký được 1-2 hợp đồng là chuyện dễ dàng. Thế nên, tôi cũng kỳ vọng rất nhiều ở lần ưu đãi thứ 3 này. Nhưng đến giờ, sau hơn nửa tháng, khách hỏi mua xe vẫn khá thưa thớt, lượng giao dịch mua bán cũng không cải thiện là bao".
"Thương hiệu xe Hyundai được đánh giá là dễ bán, vậy mà nửa tháng kích cầu đã qua, tôi mới chỉ ký được một hợp đồng, trong khi nhiều anh em khác thậm chí có người còn không bán nổi một chiếc xe nào. Chưa bao giờ người dân lại thờ ờ với ưu đãi mua xe như lúc này", người bán hàng này than thở.
Trao đổi với VietNamnet, một nhân viên đại lý Toyota nằm trên quận Hoàng Mai phân tích: "Thị trường xe có ấm lên vào nửa cuối tháng 6, trước khi chính sách giảm lệ phí trước bạ có hiệu lực. Lúc đó, khách hàng thường có tâm lý sợ đại lý cắt khuyến mại nên nhiều người đã tranh thủ đặt cọc mua xe và chờ sang tháng 7 mới đi đăng ký để hưởng lợi ưu đãi kép".
Cũng theo nhân viên này, các mẫu xe được khách hàng chọn mua nhiều nhất chủ yếu vẫn thuộc phân khúc xe giá rẻ, lắp ráp trong nước. Điều này phản ánh đúng với kết quả doanh số của thị trường xe vào tháng 6 vừa qua mà Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô (VAMA), TC Motor công bố. Có tới hơn nửa trong số các mẫu xe bán chạy là xe lắp ráp trong nước với giá bán phải chăng như Mitsubishi Xpander, Toyota Vios, Toyota Veloz Cross, KIA Sonet, KIA Seltos, Hyundai Accent,...
Dẫu vậy, sự sôi động này thực tế chỉ kéo dài cho tới một hai ngày đầu tiên của tháng 7 rồi sau đó nhanh chóng quay trở lại với trạng thái "ế ẩm" như các tháng trước đó.
Điều đó đã khiến nhiều đại lý ô tô buộc phải tiếp tục giữ nguyên các ưu đãi riêng kết hợp cùng chính sách hỗ trợ từ Chính phủ nhằm tạo ra "liều thuốc kích thích" đủ hấp dẫn để khách hàng chịu móc hầu bao.
Anh Đào Văn Tiến, một khách hàng mua xe chia sẻ: "Tôi quyết định mua chiếc Honda CR-V vì đây là mẫu xe hiếm hoi trên thị trường được giảm hẳn 150% chi phí lăn bánh gồm giảm phần giá trị tương đương 100% lệ phí trước bạ từ hãng và phần giảm 50% lệ phí trước bạ từ Chính phủ".
"Trước kia, để lăn bánh mẫu xe này, người mua sẽ mất khoảng 1,28 tỷ đồng nhưng hiện tại số tiền bỏ ra chỉ còn hơn 1,05 tỷ đồng. Tính ra tôi đã tiết kiệm được gần 20% tiền mua xe, tương đương hơn 200 triệu đồng. Đây là một khoản giảm giá không hề nhỏ trong bối cảnh mọi thứ đều đang gặp khó khăn", anh Tiến nói.
Có thể thấy, gói kích cầu của Chính phủ đang tạo cuộc chiến giảm giá xe mạnh mẽ trên thị trường ô tô Việt Nam và nó giúp cho người mua xe ở thời điểm này được hưởng lợi nhiều hơn cả.
Tuy nhiên, lợi thì ai cũng đều nhìn thấy, chỉ có điều nhiều lĩnh vực của nền kinh tế như bất động sản, chứng khoán, du lịch... đều đang gặp khó khiến nhiều người không còn mặn mà với nhu cầu mua sắm những thứ tiêu sản giá trị lớn như ô tô.
Bộ Tài chính đánh giá việc giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ sẽ có tác động tích cực đối với người tiêu dùng, nhà sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước và kinh tế xã hội. Điều này là có cơ sở khi 2 đợt giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước trước đó vào năm 2020 và 2022 đã cho thấy hiệu quả thiết thực.
Ví dụ, sau khi giảm 50% phí trước bạ ô tô từ 28/6 đến 31/12/2020 (lần 1), doanh số bán ôtô con trong nửa cuối năm 2020 đạt 189.451 xe, tăng 76% so với 6 tháng đầu năm 2020 và 33% so với cùng kỳ năm 2019.
Ở lần 2, phí trước bạ ô tô được giảm 50% từ 1/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022, doanh số bán ô tô trên thị trường 6 tháng đầu năm 2022 đạt 252.932 xe, tăng trưởng 36% so với cùng kỳ năm trước.
Ở góc nhìn của người trong cuộc, ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng Tiểu ban Kỹ thuật thuộc VAMA cho rằng tác động của đợt giảm phí trước bạ lần 3 sẽ khó đạt hiệu quả cao như 2 lần trước đó.
Theo ông Hiếu, kể từ đầu năm 2023, sức tiêu thụ của toàn bộ các hãng xe đều sụt giảm lên tới gần 40%, dẫn tới lượng hàng tồn kho nhiều. Chính vì thế, ngay từ đầu quý 2 năm nay, hầu hết các hãng buộc phải tự đưa ra nhiều chính sách kích cầu như tặng 100% phí trước bạ, thậm chí còn giảm tới 20-30% giá xe nhưng người dân vẫn không mua".
Điều này cho thấy nguồn tiền trong dân có thể đã không còn nhiều. Thêm vào đó, việc các ngân hàng thắt chặt tín dụng cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu mua xe của người dân.
Còn với các hãng xe, sau hàng loạt những chính sách ưu đãi từ đầu năm, đợt giảm 50% lệ phí trước bạ này được ví như một biện pháp "cầm máu" chứ chưa thể được coi trạng thái kích cầu tiêu dùng.
Các chuyên gia cũng nhận định, trước mắt thị trường ô tô Việt Nam sẽ mất ít nhất 2-3 tháng để từng bước phục hồi và nếu thuận lợi thị trường có thể sẽ ấm lên vào quý 4 của năm nay. Nhưng mọi thứ vẫn cần phải phụ thuộc rất lớn vào các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
Bạn có góc nhìn nào về nội dung trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Thị trường ô tô cũ èo uột, giá giảm 'sập sàn' vẫn kén người muaNhiều salon ô tô cũ phải sống cầm chừng trong vài tháng qua. Nguyên nhân đến từ khó khăn chung của thị trường xe hơi trong nước, khi các mẫu xe mới dù giá giảm kịch sàn vẫn chẳng thể tiêu thụ được như trước đây.