Công an huyện Quế Võ (Bắc Ninh) vừa khởi tố bị can với Nguyễn Đức Thông (22 tuổi,íMoMocảnhbáokhôngnêncungcấpmậtkhẩuvàmãty so laliga Nghệ An) vì hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tiền của khoảng 50 người dùng ví điện tử MoMo.
Bằng thủ đoạn thông báo trúng thưởng, bị can Thông lừa lấy thông tin cá nhân, mã OTP của người dùng MoMo rồi chiếm đoạt tiền trong tài khoản ví của nạn nhân.
Trao đổi với ICTnews, phía MoMo khẳng định thường xuyên cảnh báo người dùng không nên cung cấp số tài khoản, mật khẩu, mã OTP cho bên thứ 3.
“Người dùng tuyệt đối không cung cấp bất cứ thông tin nào và liên hệ ngay với Ví MoMo để được hỗ trợ. Chỉ cần thực hiện đúng các khuyến cáo này thì khi sử dụng các phương tiện thanh toán không tiền mặt, trong đó có ví điện tử, người dùng không cần quá lo về độ an toàn”, ông Nguyễn Bá Diệp – Đồng sáng lập, Phó chủ tịch Ví MoMo nhấn mạnh.
Một tài khoản giả mạo ví MoMo để lừa người dùng cung cấp thông tin. |
Ngoài ra, phía MoMo khuyến cáo người dùng không đặt mật khẩu dễ đoán như ngày sinh, số điện thoại, 123456… và thường xuyên thay đổi mật khẩu. Không để lại số điện thoại, CMND, hình ảnh/thông tin tài khoản trên trang mạng xã hội. Không cho mượn/cho người khác sử dụng tài khoản của mình. Không điền các thông tin cá nhân, mật khẩu, OTP,... vào các biểu mẫu online. Không mở các tập file đính kèm, cung cấp thông tin cho các email lạ.
Những nguyên tắc nói trên giúp người dùng bảo vệ được thông tin cá nhân cũng như các thông tin tài chính của mình trên mạng.
Trong vụ việc nói trên, theo tài liệu của cơ quan điều tra, từ đầu tháng 3, Thông dùng thông tin giả để đăng ký ví điện tử MoMo và lập các tài khoản Facebook. Sau đó, bị can đăng thông tin với nội dung “Nhận ngay 1 triệu đồng đối với các tài khoản ví MoMo đã liên kết với tài khoản ngân hàng” lên các nhóm tìm việc làm ở Bắc Ninh.
Khi có người bình luận, Thông gửi thông báo trúng thưởng cho nạn nhân, khiến nạn nhân tin tưởng và cung cấp thông tin tài khoản, mã OTP. Sau đó, Thông chiếm đoạt tài khoản, thực hiện rút tiền hoặc thanh toán online.
Theo cơ quan điều tra, Thông đã lừa gần 50 người dân, chiếm đoạt gần 80 triệu đồng.
Hồi giữa tháng 3, từng có người phản ánh việc bị chiếm tài khoản MoMo để rút tiền. Thủ đoạn của kẻ xấu là mạo danh tổng đài ví điện tử này để thông báo trúng thưởng cho người dùng, sau đó yêu cầu nạn nhân cung cấp mật khẩu và mã OTP.
Phía MoMo thời điểm đó đã đưa ra thông tin cảnh báo, cho biết nhân viên tổng đài ví điện tử này không bao giờ gọi điện yêu cầu người dùng cung cấp mật khẩu và mã OTP. Bất kỳ ai đòi những thông tin này đều lừa đảo.
Trong bối cảnh người dân đang làm quen nhiều hơn với các hình thức thanh toán online, rất nhiều kẻ gian đã lợi dụng để chiếm đoạt tiền của những người nhẹ dạ.
Gần đây nhất, một người dùng ngân hàng Vietinbank bị lừa số tiền 7,5 triệu đồng với thủ đoạn không mới.
Nhiều ngân hàng khác như Vietcombank, Sacombank, VP Bank, ACB cũng bị mạo danh để gửi các tin nhắn lừa đảo.
Trong thời kỳ mua bán online bùng nổ, kẻ gian thậm chí mạo danh cả siêu thị để lừa lấy mật khẩu.
Do đó, người dân cần cực kỳ tỉnh táo trong tất cả các hoạt động trên mạng. Những thông tin không bao giờ cung cấp cho bên thứ 3 bao gồm mật khẩu của các loại tài khoản: mạng xã hội, ứng dụng ngân hàng; đồng thời tuyệt đối giữ kín mã OTP. Ngoài ra, không nên công khai các thông tin cá nhân khác như ngày sinh, số CMND/Passport, địa chỉ,… để tránh những trường hợp lừa đảo mới hơn.
Hải Đăng
Người dùng nhận tin nhắn từ fanpage giả mạo của MoMo, sau khi cung cấp mã OTP thì bị chiếm tài khoản và mất tiền.