Khó khăn trong đăng ký thiết bị mức độ rủi ro cao
Tại hội nghị đối thoại giữa doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết bị y tế và chính quyền TPHCM,ởYtếTPHCMThiếtbịytếmuarấtdễdàngtrêtỷ số bóng đá liverpool hôm nay diễn ra ngày 4/10, nhiều ý kiến đề xuất cơ quan chức năng tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong sản xuất, kinh doanh thiết bị y tế đã được đưa ra.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, có 2 công ty chung một câu hỏi, là hiện nay việc đăng ký lưu hành thiết bị y tế phân loại C, D (mức độ rủi ro trung bình cao và rủi ro cao) thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế, nhưng hồ sơ gửi đi thời gian xử lý rất lâu.
Các công ty mong muốn việc xử lý hồ sơ được giải quyết bằng chi nhánh của Bộ Y tế tại TPHCM. Phía Sở Y tế TPHCM cho biết, đơn vị sẽ cố gắng đề xuất việc này.
Công ty R.P. đề nghị Thành phố thành lập tổ công tác giải quyết khó khăn đấu thầu thuốc, có sự tham gia của Sở Y tế, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư. Đây là vấn đề rất được quan tâm, khi luật Đấu thầu mới có hiệu lực, có riêng chương dành cho lĩnh vực y tế.
Trả lời vấn đề này, ông Nam chia sẻ, TPHCM đã thành lập các ban chỉ đạo xử lý các vấn đề liên quan đến đấu thầu. Riêng ngành Y tế đã thành lập 2 tổ công tác đặc biệt để xử lý vấn đề mua sắm thuốc, máy móc, vật tư y tế, đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho các bệnh viện trên địa bàn.
Công ty cổ phần dược phẩm Q.C. cho rằng, hiện nay BHXH TPHCM đang bắt chênh lệch giá 5% trong đấu thầu thuốc giữa các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc, gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi vật giá hiện nay gia tăng, biến động.
Lãnh đạo phòng Nghiệp vụ Dược khẳng định, đó chỉ là khuyến cáo của cơ quan bảo hiểm để các đơn vị chủ động rà soát kỹ về đấu thầu, để có hình thức quản lý giá thuốc phù hợp, chưa áp quy định này vào việc xuất toán.
Dù vậy, Sở Y tế TPHCM cũng nhiều lần làm việc với cơ quan BHXH, giải thích việc thay đổi giá liên quan đến giá nguyên liệu và những chi phí khác, để xử lý việc xét giá chênh lệch 5% trên toàn quốc trong một số trường hợp cụ thể.
Mua vật tư y tế rất dễ dàng trên… Shopee
Dược sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thanh Hiển, Phó Chánh Thanh tra Sở Y tế TPHCM chia sẻ, hiện nay còn nhiều tồn tại trong lĩnh vực thiết bị y tế, như kinh doanh thiết bị y tế không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Kế đến, vì quy trình phân loại thiết bị y tế thuộc mức độ C-D mất thời gian, một số cơ sở cố tình hạ cấp phân loại xuống mức A-B để được phê duyệt nhanh và đơn giản. Những trường hợp này sau khi bị phát hiện, cơ quan chức năng sẽ tiến hành xử lý.
Bên cạnh đó, còn có tình trạng không thực hiện lại thủ tục công bố đủ điều kiện mua bán khi có sự thay đổi liên quan đến hồ sơ trước đó; không bảo đảm tính hợp pháp tại thời điểm thực hiện công bố tiêu chuẩn thiết bị y tế…
Dược sĩ Hiển chia sẻ, hiện nay việc mua thiết bị y tế, thiết bị làm đẹp không rõ nguồn gốc, xuất xứ… rất dễ dàng. Đây là thực trạng vô cùng nhức nhối.
"Các thiết bị y tế, làm đẹp như botox, filler, bây giờ các anh chị lên Shopee mua là có luôn, không có một giấy phép nào hết. Đặt hàng là cơ sở giao tới nhà sử dụng luôn, và cực kỳ nguy hiểm khi sử dụng các loại botox, filler không rõ nguồn gốc, xuất xứ", Phó Chánh Thanh tra Sở Y tế TPHCM cảnh báo.
Cũng theo ông Hiển, vừa qua, Thanh tra Sở Y tế phát hiện một kho sản xuất mỹ phẩm rất lớn, làm ở quận Bình Tân nhưng gắn mác nước ngoài. Những trường hợp này được xếp vào hành vi sản xuất hàng giả, sẽ được xử lý phù hợp với sai phạm.
Từ các thực trạng nêu trên, Phó Chánh Thanh tra Sở Y tế TPHCM nhận định, để đảm bảo cho ngành Y tế phát triển an toàn, bền vững cần có trách nhiệm của nhiều bên liên quan, bao gồm cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ, người sử dụng dịch vụ và cơ quan quản lý Nhà nước.
Ông Hiển kêu gọi người dân cùng tham gia giám sát và cung cấp thông tin. Khi phát hiện các cá nhân, tổ chức có dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực y tế hãy tiếp tục cung cấp thông tin để cơ quan chức năng can thiệp xử lý kịp thời.