Sáng nay (29/10),íthưThànhủyNguyễnVănNêxếp hạng cúp c1 tân Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên và Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong cùng Đại sứ Lương Thanh Nghị (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài) chủ trì buổi gặp gỡ các đại biểu kiều bào nước ngoài "đóng góp ý kiến về chuyển đổi số và khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phát triển kinh tế TP.HCM”.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên: Covid-19 buộc các DN phải chuyển đổi số mạnh mẽ hơn |
Ông Nguyễn Văn Nên thông tin: Dịch Covid-19 đã "giáng một đòn" nặng nề vào nền kinh tế, ảnh hưởng ở tất cả mọi ngành nghề. Đến tháng 8/2020, trên địa bàn thành phố có 3.438 DN hoàn tất thủ tục giải thể, 17.930 DN tạm ngưng hoạt động.
“Tuy nhiên, xét ở một góc độ tích cực, chính dịch Covid-19 lại đang thúc đẩy sự tái phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ và quy trình làm việc theo hướng mọi thứ chuyển sang mô hình trực tuyến và công nghệ hóa, ép các DN phải chuyển đổi số mạnh mẽ hơn giai đoạn trước”.
TP.HCM vẫn tiếp tục nỗ lực không ngừng để thực hiện mục tiêu kép: Vừa duy trì thành quả phòng chống dịch Covid-19, đồng thời phục hồi, phát triển kinh tế. Và để thực hiện được mục tiêu này, nền tảng khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là “chuyển đổi số”.
Tân Bí thư Thành ủy cũng cho biết, báo cáo về nền kinh tế số tại Đông Nam Á của Google, Tamesek và Bain & Company năm 2019, kinh tế số của Việt Nam và Indonesia tăng trưởng như "rồng được tháo xích" và dẫn đầu khu vực Đông Nam Á (khoảng 38%), dự kiến có thể đạt mục tiêu 43 tỷ USD vào năm 2025.
Chính vì vậy, chuyển đổi số sẽ giúp các DN Việt, đặc biệt là DN vừa và nhỏ tìm kiếm mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn.
Sự phát triển của TP.HCM cả về quy mô, tốc độ đều có ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến phát triển kinh tế của cả nước, và cũng là địa phương đi đầu trong thực hiện, triển khai các chính sách của cả nước.
Với ý nghĩa đó ngày 3/7/2020, thành phố đã ban hành Quyết định về phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số của TP.HCM, thể hiện cam kết đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số của cả nước.
Còn theo Chủ tịch Nguyễn Thành Phong, TP.HCM tập trung phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở nghiên cứu và ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và tăng năng suất lao động; là trung tâm khởi nghiệp sáng tạo lớn nhất cả nước, đi đầu trong việc tận dụng các cơ hội của cách mạng công nghiệp lần thứ tư; phát triển mạnh kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn.
Thành phố đang xây dựng khu sáng tạo tương tác cao phía Đông, đây chính là nền tảng để xây dựng đô thị thông minh, thực hiên các chương trình chuyển đổi số.
Cần ràng buộc chuyển giao công nghệ
Đại diện một số kiều bào đã góp ý cũng như tư vấn những vấn đề trọng tâm, để phát triển TP.HCM.
Ông Steven Bùi đề nghị TP.HCM khi thu hút đầu tư cần yêu cầu các DN nước ngoài chuyển giao công nghệ cho DN trong nước |
Ông Steve Bùi, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân và đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc cho rằng TP.HCM cần phải ứng dụng công nghệ số trong giám sát an ninh để tạo sự an tâm, an toàn cho nhà đầu tư nước ngoài.
Theo ông Bùi, bên cạnh thu hút đầu tư cần phải đưa ra những yêu cầu bắt buộc nhà đầu tư nước ngoài phải chuyển giao công nghệ, để DN trong nước tiếp cận, học hỏi kinh nghiệp quản lý, chứ không chỉ đơn thuần là nơi cung cấp lao động giá rẻ.
Minh chứng là Trung Quốc khi kêu gọi đầu tư đều ràng buộc điều kiện chuyển giao công nghệ mới cấp giấy phép. Và sau hơn 10 năm, nước này đã tiếp cận được công nghệ của các nước tiên tiến.
Còn GS-TS Đặng Lương Mô, kiều bào Nhật Bản chia sẻ: Bản thân chuyển đổi số không tạo ra giá trị vật chất. GS Mô đề nghị TP.HCM có chính sách yêu cầu nhà đầu tư chuyển giao công nghệ để làm cơ sở cho DN trong nước sản xuất ra sản phẩm có giá trị cao, làm giàu cho đất nước.
GS Đặng Lương Mô phát biểu đóng góp ý kiến tại buổi gặp gỡ |
Vị chuyên gia này cũng dẫn chứng Ấn Độ dành hàng chục năm để nghiên cứu phần mềm nhưng thu nhập đầu người cũng chỉ đạt 2.016 USD, thấp hơn Việt Nam (Việt Nam hiện đạt 2.740 USD). Những năm gần đây, Ấn Độ đã chuyển dần sang phát triển phần cứng, tạo ra sản phẩm vật chất nhiều giá trị kinh tế hơn.
Tiếp thu các ý kiến góp ý, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho rằng TP.HCM sẽ thực hiện những gì tâm huyết nhất mà các chuyên gia, kiều bào nước ngoài tư vấn. Qua đó, ông Nên cũng yêu cầu TP.HCM tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào TP.HCM.
Tân Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên hứa trước Đảng bộ, Nhân dân TP sẽ đưa TP.HCM phát triển hơn nữa trong giai đoạn mới, tiếp tục giữ vững vai trò đầu tàu.