-UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan xử lý triệt để các vi phạm đối với các chủ đầu tư của 42 dự án. Các dự án xây tăng mật độ cần phải bổ sung nghĩa vụ tài chính với phần diện tích sai phạm,àNộidựánxâydựngtráiphépphảibổsungnghĩavụtàichíwap du doan theo chỉ đạo của UBND TP.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành công văn xử lý, khắc phục các vi phạm về quy hoạch kiến trúc, trật tự xây dựng và sử dụng đất sau thanh tra các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới trên địa bàn Thành phố.
Theo đó, UBND TP yêu cầu xử lý triệt để vi phạm của 42 dự án về quy hoạch kiến trúc, trật tự xây dựng và sử dụng đất sau thanh tra các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới.
Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan xử lý triệt để các vi phạm đối với các chủ đầu tư của 42 dự án (Ảnh minh họa). |
Lãnh đạo UBND các quận huyện phải chịu trách nhiệm trước thành phố về những tồn tại, hạn chế, yếu kém hoặc phát sinh các trường hợp vi phạm đất đai, quy hoạch kiến trúc, trật tự xây dựng trên địa bàn quản lý. Nếu chủ đầu tư không chấp hành, phải hoàn thiện hồ sơ, xử lý dứt điểm phần công trình vi phạm theo quy định.
UBND TP cũng yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường cùng Cục thuế, Sở Tài chính lập hồ sơ điều chỉnh quyết định giao đất và xác định bổ sung nghĩa vụ tài chính do thay đổi mật độ, hệ số sử dụng đất đối với phần diện tích sai phạm.
Đối với phần diện tích vi phạm trật tự xây dựng trong quá trình thụ lý, thẩm định hồ sơ xem xét cấp giấy chứng nhận phải có ý kiến của cơ quan quản lý xây dựng.
Các dự án điều chỉnh cơ cấu căn hộ làm gia tăng dân số cơ học, Sở Quy hoạch - Kiến trúc phải đánh giá lại khả năng đáp ứng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Tuy nhiên, UBND thành phố cũng nhấn mạnh, Thanh tra Sở Xây dựng và Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố Hà Nội vẫn phải xử lý, xử phạt và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực phòng cháy.
Riêng đối với 9 dự án có vi phạm phức tạp, Hà Nội giao một số sở ngành và các quận làm rõ những nội dung, biện pháp cần xử lý. Sở Tài nguyên và Môi trường cần phải báo cáo bằng văn bản về kết quả cấp giấy chứng nhận của 9 dự án có vi phạm. Trong đó cần làm rõ tổng số căn hộ theo thiết kế được duyệt, kết quả đã cấp giấy chứng nhận. Sở Xây dựng đánh giá, để xuất biện pháp xử lý, khắc phục vi phạm của từng dự án.
Các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tập trung triển khai thực hiện; báo cáo UBND TP kết quả trong tháng 10/2017.
Trước đó, Thanh tra Chính phủ cũng có kết luận về quản lý đầu tư xây dựng tại 38 dự án phát triển nhà ở, khu đô thị và quản lý sử dụng quỹ đất, quỹ nhà để lại tại Hà Nội giai đoạn 2002-2014 đã nêu hàng loạt sai phạm trong thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch, thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai, quản lý và sử dụng quỹ nhà ở, quỹ đất...
Cơ quan thanh tra đã phát hiện một số sai phạm về tài chính đất đai, với tổng số tiền lên tới 1.562 tỷ đồng. Trong đó, một số chủ đầu tư chưa nộp tiền sử dụng đất đã xây căn hộ bán cho khách hàng, dẫn đến thất thu cho ngân sách 733 tỷ đồng, như lô đất CT2 thuộc dự án Kim Văn - Kim Lũ.
Số tiền sai phạm do tính chưa đúng, chưa đủ nghĩa vụ tài chính đất đai và chủ đầu tư chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính được cơ quan thanh tra xác định tại các dự án là hơn 611 tỷ đồng.
Trong số này có dự án tổ hợp đa năng 28 tầng thuộc dự án làng quốc tế Thăng Long với số tiền sai phạm ước tính hơn 247 tỷ đồng do Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) đầu tư, và dự án khu nhà ở để bán tại Sài Đồng, Long Biên với số tiền sai phạm được xác định 22 tỷ do Công ty Xuất nhập khẩu và đầu tư Xây dựng làm chủ đầu tư.
Bên cạnh đó, dự án chung cư 18 tầng giai đoạn một tại 671 Hoàng Hoa Thám do Tổng công ty Viglacera đầu tư với số tiền sai phạm hơn 37 tỷ, dự án khu đô thị mới Việt Hưng - Long Biên do Tổng công ty Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) đầu tư với số tiền sai phạm khoảng 44 tỷ đồng…
Cơ quan thanh tra cũng cho biết, đơn vị này tiến hành kiểm tra 10 dự án thì tất cả trong số này đều vi phạm quy hoạch xây dựng. Điển hình như dự án khu đô thị mới Dịch Vọng do Công ty CP phát triển đô thị Từ Liêm làm chủ đầu tư, và dự án khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ do Công ty CP Xây dựng số 2 làm chủ đầu tư...
Theo Thanh tra Chính phủ, việc Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội chấp thuận phương án kiến trúc không tuân thủ quy định của pháp luật đã dẫn đến nhiều chủ đầu tư được hưởng lợi vì không phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, gây thất thu cho ngân sách nhà nước.
Nhiều dự án khi được thanh tra có sai phạm về quy hoạch làm tăng diện tích đất xây dựng, tăng diện tích sàn xây dựng, tăng diện tích tầng hầm, sử dụng diện tích đất thuê sai quy hoạch… nhưng chưa xác định được phần diện tích tăng thêm, chưa thu đủ tiền sử dụng đất khoảng hơn 200 tỷ đồng. Đó là các dự án khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra) do Công ty TNHH Phát triển đô thị Nam Thăng Long làm chủ đầu tư; dự án khu nhà ở Trung Văn của Công ty cổ phần Xây dựng 3 (Vinaconex 3); dự án khu đô thị mới Nghĩa Đô - Dịch Vọng của Công ty TNHH MTV quản lý kinh doanh phát triển nhà Hà Nội...
Hồng Khanh
Dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội) được Chính phủ thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi năm 2003 với tổng kinh phí ước tính đầu tư là 7.320 tỷ đồng