Những băng rôn này được treo ở ban công của hầu hết các căn hộ tại chung cư Tín Phong. Ngoài ra ở cổng vào,ưdânchungcưTínPhongsợmùiráctấncôbong y bể nước, trước sảnh chung cư cũng đều được cư dân căng đầy những tấm băng rôn với nội dung “Phản đối trạm ép rác đặt trong khu dân cư”, “Yêu cầu di dời trạm ép rác đi nơi khác”, “trạm ép rác ảnh hưởng tới sức khỏe người dân”…
>> Kinh hoàng kênh rác bủa vây: Người dân Sài Gòn mắc màn ăn cơm
Ông Nguyễn Trung Thông, Trưởng Ban quản trị chung cư Tín Phong cho biết: “Chung cư Tín Phong được hoàn thành và cư dân bắt đầu vào ở từ năm 2015. Hiện tại các căn hộ đều đã có người ở, với tổng cộng khoảng 1.200 nhân khẩu. Cư dân ở đây đa số là người có thu nhập thấp, nhiều người phải tích cóp cả đời, phải vay mượn nhiều nơi, phải mua trả góp mới có thể sở hữu được một căn hộ.
Cư dân chung cư Tín Phong căng rất nhiều băng rôn phản đối trạm ép rác |
Đến tháng 7/2018 vừa qua, cư dân chung cư Tín Phong tình cờ phát hiện đơn vị thi công mang máy móc và vật liệu tới bãi đất trống gần Block A, để chuẩn bị xây dựng công trình trạm ép rác. Biết được thông tin này, toàn bộ cư dân chung cư Tín Phong đều kịch liệt phản đối”.
Theo ông Thông: “Việc xây dựng các trạm ép rác là một chủ trương đúng góp phần giúp phố phường xanh sạch đẹp và cần được ủng hộ. Đây sẽ là những trạm trung chuyển, rác ở các vùng lân cận được tập kết về đây, xử lý và ép chặt lại trước khi chuyển tới bãi rác tập trung. Tuy nhiên việc dự án trạm ép rác này được xây dựng ngay trước mặt chung cư là không hợp lý.
Các cư dân ở chung cư Tín Phong phần đông là người già, phụ nữ và trẻ em. Khi dự án trạm ép rác được hoàn thành và đưa vào sử dụng, cho dù công nghệ tiên tiến đến đâu cũng không thể không gây ra mùi. Thậm chí chỉ cần các xe rác vận chuyển rác ra vào ngày đêm, nước rác rơi vãi dọc đường cũng đủ khiến không khí của chung cư Tín Phong bị ô nhiễm”.
Ngay sau đó, Ban quản trị chung cư Tín Phong đã đại điện cho cư dân nhiều lần gửi đơn thư kêu cứu tới nhiều cơ quan chức năng, với mong muốn di dời trạm ép rác này đi nơi khác phù hợp hơn. “Tuy nhiên, tới nay chúng tôi thấy rằng các cơ quan liên quan vẫn kiên quyết tiến hành dự án này. Điều này khiến sự lo lắng của cư dân ngày càng tăng cao. Nhiều người đã rao bán nhà để chuyển đi nơi khác nhưng không có ai mua. Bản thân tôi cũng 3 lần rao bán nhà mà không bán được dù chỉ bán với giá gốc. Bởi, chẳng có ai muốn sinh sống ở cạnh một cái trạm ép rác cả.
Chúng tôi đang lâm vào tình cảnh đi không được mà ở cũng không xong. Bất đắc dĩ, tất cả các cư dân đã căng băng rôn kín chung cư, để phản đối việc xây trạm ép rác trước mặt chung cư”, ông Thông chia sẻ.
Liên quan tới vụ việc này, ngày 9/8, Công ty Hưng Thịnh, nhà phân phối và đầu tư thứ cấp căn hộ tại chung cư Tín Phong đã có công văn số 282/CV-HT/2018, kiến nghị UBND TP.HCM và các cơ quan liên quan xây dựng trạm ép rác tại một vị trí khác phù hợp hơn. “Việc xây dựng trạm ép rác ở địa điểm trên là không phù hợp với quy mô và mật độ dân số hiện nay. Khi trạm ép rác hoạt động, mỗi ngày vận chuyển, xử lý 100 tấn rác, sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe của không chỉ cư dân chung cư Tín Phong mà cả dân cư khu vực lân cận”, công văn nêu.
Đáp lại những lo ngại trên, lãnh đạo quân 12 cho rằng, việc xây dựng trạm ép rác đảm bảo đúng quy chuẩn an toàn về môi trường cũng như khoảng cách với khu dân cư và không để ảnh hưởng đến đời sống của cư dân khu vực lận cận. Công nghệ của trạm ép rác được nhập từ châu Âu, là thiết bị hiện đại nhất hiện nay, có hệ thống khử mùi, cây xanh, xử lý nước thải… nên sẽ không ô nhiễm như bà con lo lắng.
“Các cơ quan chức năng của quận sẽ cùng bà con giám sát, nếu như trạm ép rác không đảm bảo vệ sinh môi trường sẽ yêu cầu nhà máy ngưng vận hành”, ông Trần Hữu Trí, Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận 12 khẳng định.
Mạnh Đức
Bỏ tiền tỷ để mua căn hộ ở Nam Sài Gòn, nhưng nhiều người phải bán nhà đi nơi khác vì mùi thối. Những người ở lại phải sống chung với bầu không khí ngạt thở từ nhiều năm qua.