Tờ ETtoday cho biết trước khi qua đời,ữsĩQuỳnhDaotrướckhimấtSốngcôđộcbiểuhiệntâmlýbấtthườlyon vs toulouse vào trưa 4/12, Quỳnh Dao liên tục dặn dò trợ lý phải đến nhà riêng để giúp bà xử lý công việc. Khi tới nơi, trợ lý phát hiện Quỳnh Dao nằm bất tỉnh và lập tức gọi cấp cứu. Tuy nhiên, nữ nhà văn được xác định đã ngừng thở và tim không còn đập trước khi đội cứu thương đến hiện trường.
Tối 4/12, cơ quan chức năng công bố kết quả khám nghiệm tử thi sơ bộ, kết luận nhà văn tử vong do ngạt thở vì ngộ độc khí carbon monoxide. Phía cảnh sát cho hay, họ không phát hiện dấu vết phạm tội quanh việc văn sĩ Quỳnh Dao qua đời. Gia đình không đề nghị điều tra thêm.
Được biết, con trai và con dâu nhà văn Quỳnh Dao đã làm thủ tục nhận thi thể mẹ. Họ không trả lời phỏng vấn và nhanh chóng rời khỏi nhà tang lễ.
Nguồn tin thân cận của Quỳnh Dao nói với tờ Stheadline, ngoài bức thư tuyệt mệnh được đăng tải trên trang cá nhân với mong muốn công chúng, bạn bè không đau buồn trước sự ra đi đột ngột của bà, Quỳnh Dao còn để lại bức di thư riêng cho con trai. Quỳnh Dao có 1 con trai với người chồng đầu tiên.
Theo một nguồn tin thân cận, 2 tháng qua, nữ nhà văn cũng để lộ một số biểu hiện bất thường về tâm lý. Bà đăng tải một số bài viết tâm trạng trên trang cá nhân, liên quan tới người chồng quá cố, ông Bình Hâm Đào. Bà bày tỏ nỗi nhớ với người chồng đã khuất. Trước các bài viết này, Quỳnh Dao hầu như không viết gì trên trang cá nhân.
Ông Bình Hâm Đào là người có công lớn thúc đẩy Quỳnh Dao phát triển sự nghiệp viết lách và phát hành những tác phẩm nổi tiếng. Ông là cựu tổng biên tập một tạp chí văn học Đài Loan (Trung Quốc). Ông Hâm Đào gắn bó với nữ văn sĩ hơn 30 năm trước khi ông mất vì tai biến mạch máu não vào tháng 5/2019.
Theo di nguyện của ông Hâm Đào, người thân không được đăng cáo phó, không tổ chức lễ truy điệu, tưởng nhớ, không nhận tiền phúng điếu... và chỉ công bố thông tin sau hậu sự. Được biết, ông Hâm Đào bệnh tật nhiều năm trước khi qua đời.
Sau 3 năm sống trong bệnh viện và phụ thuộc vào ống thở, ông đã ra đi. Những giờ cuối cùng, Quỳnh Dao nắm tay chồng, con cháu tề tựu. Bà chôn cất chồng tại một khu mộ ở Dương Minh Sơn, Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc).
Gia đình mang theo những đóa mẫu đơn, hoa hồng cùng lan hồ điệp rắc lên khu đất ông yên nghỉ. Nữ sĩ cho hay, lúc sinh thời, chồng bà rất yêu hoa, đặc biệt là lan hồ điệp.
Hôn nhân của Quỳnh Dao và Bình Hâm Đào gặp nhiều sóng gió. Bà đến với ông khi Hâm Đào đã có gia đình. Trong nhiều năm, tác giả của Hoàn Châu cách cáchkhông nhận được sự ủng hộ từ con riêng của chồng. Những năm tháng cuối đời khi ông nằm viện, các con của Hâm Đào không cho Quỳnh Dao vào gặp chồng thường xuyên.
Một nguồn tin cho hay, Quỳnh Dao mâu thuẫn với các con riêng của chồng. Bà nói chồng không muốn lắp ống thông dạ dày, không chấp nhận sinh mệnh nhân tạo nên muốn xin "cái chết nhân đạo" nhưng các con của ông phản đối.
Trong bài đăng chia sẻ lúc ông Hâm Đào mất, bà Quỳnh Dao viết: "Lúc đó, anh chọn từ bỏ gia đình để theo đuổi em, để rồi em chịu bao ấm ức. Cái xã hội này quá bất công đối với nam nữ trong hôn nhân.
Hâm Đào, anh đã được giải thoát. Anh hãy yên lòng ra đi. Em tin nơi anh đến không còn đau đớn vì bệnh tật, không có tranh chấp, hận thù, không có mâu thuẫn, trả thù, tham lam, đố kỵ. Anh sẽ sống mãi trong ký ức của em. Vĩnh biệt, tình yêu của em".
Nữ văn sĩ từng buồn bã thổ lộ, ngày kỷ niệm ngày cưới, bà vào thăm chồng trong bệnh viện, bà không cầm được nước mắt khi ông Hâm Đào không còn nhận ra vợ hay trò chuyện với bà.
Trước khi kết hôn với ông Hâm Đào, nữ văn sĩ từng có cuộc hôn nhân gần 5 năm với người chồng đầu tiên. Cuộc hôn nhân đầu của bà kết thúc vì hai người không tìm được tiếng nói chung và sự nổi tiếng bất ngờ của Quỳnh Dao nhờ cuốn tiểu thuyết Song Ngoại.
Quỳnh Dao (SN 1938) trong một gia đình có truyền thống giáo dục tốt tại Tứ Xuyên (Trung Quốc). Những tiểu thuyết để đời của Quỳnh Dao có thể kể đến như: Thủy Vân Gian, Hải âu phi xứ, Dòng sông ly biệt, Hoàn Châu cách cách, Một thoáng mộng mơ…
Tiểu thuyết của Quỳnh Dao được đánh giá có những áng văn chau chuốt về tình yêu, cảnh sắc tuyệt đẹp. Các tác phẩm của bà sau khi chuyển thể thành phim đều nhận được sự yêu thích. Trong đó, nổi tiếng nhất là tác phẩm Hoàn Châu cách cách, một trong những phim truyền hình kinh điển của màn ảnh nhỏ Hoa ngữ.