Nổi tiếng sau 20 năm miệt mài sáng tác
Từ năm 1993,ừcôbétuổibỏhọctrởthànhnhàvănhận định athletic bilbao Nina George bắt đầu sự nghiệp viết lách với vai trò của phóng viên. Bốn năm sau, cô cho ra mắt cuốn sách đầu tiên và không ngừng sáng tác, dần được biết tới nhiều ở Đức.
Nhưng phải tới năm 2013, sau một cuốn tiểu thuyết lãng mạn, tiếng tăm của nhà văn sinh năm 1973 mới vượt ra khỏi biên giới nước Đức. Hiệu sách nhỏ ở Paris của Nina George lọt vào danh sách best-seller của tạp chí Spiegelvà New York Times, được dịch sang 37 ngôn ngữ, bán hơn 500.000 bản trên khắp thế giới. Tới nay, cô xuất bản khoảng 30 cuốn sách đủ thể loại cùng 100 truyện ngắn và cộng tác cho nhiều báo, tạp chí tại Đức.
"Khi sách của tôi lọt vào danh sách bán chạy nhất ở Đức, tôi đã khóc. Hai tuần sau khi xuất bản”, nữ nhà văn nhớ lại.
Hiệu sách nhỏ ở Pariskể về Jean Perdu - một dược sĩ văn chương chuyên kê đơn “sách” cho mọi người giúp họ vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, bản thân Perdu lại không thể chữa cho chính mình khỏi tổn thương khi người yêu bỏ đi để lại một bức thư ông chưa từng mở.
Đến một ngày, ông đọc lá thư và biết được sự thật đau đớn. Ông quyết định thực hiện chuyến du hành cùng con thuyền cũng là tiệm bán sách của mình xuôi về phương Nam để giải đáp những thắc mắc chất chứa trong lòng nhiều năm.
Theo Sunday Star Times, trước khi viết cuốn sách trên, Nina George vừa trải qua nỗi đau mất cha. Cô cảm thấy cuộc sống mình như tan vỡ.
"Tôi thường không chia sẻ cảm xúc nội tâm của mình với ai ngoại trừ chồng. Tôi là người lắng nghe, không phải người hay kể lể. Tôi không thể trải lòng về những gì tôi mất đi khi cha qua đời. Ông gần như là bạn thân nhất của tôi. Cuốn sách này giúp tôi diễn tả những cảm xúc khác nhau. Đôi khi, tôi cảm thấy mình sẽ không bao giờ có thể yêu, nhảy và vui vẻ nữa nên tôi đưa tâm tư này vào truyện. Jean Perdu cũng vậy nhưng ông ấy có một nỗi khao khát sâu sắc làm những điều đó", Nina George nói.
Cô bé 14 tuổi bỏ học để theo đuổi đam mê
Nina George sinh ra tại Bielefeld. Cô chưa hoàn thành chương trình trung học và bắt đầu làm việc tại một số nhà hàng, tiệm ăn từ khi là một thiếu niên.
“Khi 14 tuổi, tôi đã tâm sự với bà:Cháu muốn trở thành một nhà văn. Bà trả lời: Một nhà văn?! Cháu sẽ không bao giờ tìm được một người đàn ông nếu theo đuổi công việc đó”, Nina George nhớ lại.
Sau đó, theo Pen International, người bà liệt kê hàng loạt nhà văn nữ đã tự tử: Sylvia Plath cho đầu trong lò ga, Virginia Woolf nhảy xuống sông, Karin Boye uống thuốc ngủ quá liều. Bà cảnh báo rằng một cuộc sống nguy hiểm, tai tiếng sẽ xảy ra với những người phụ nữ viết lách vì họ khiến đàn ông sợ hãi, không thể quản lý gia đình.
Bất chấp cảnh báo của bà, Nina George mua một chiếc máy đánh chữ, tiếng ồn của thiết bị khiến gia đình của nữ nhà văn tương lai cảm thấy khó chịu. Đương nhiên, lúc đó, cô không biết cách nào để trở thành một cây bút chuyên nghiệp, dù là ý tưởng mơ hồ nhất. Đầu những năm 1990, không có những khóa dạy viết, Nina George cũng không biết tới các học giả như Inge Stephan, Sigrid Weigel hay Regula Venske, những người phụ nữ mạnh mẽ và thông minh tiên phong thay đổi định kiến.
Khi 20 tuổi, cô trở thành phóng viên tự do cho các tạp chí như Cosmopolitan, Penthouse. Bốn năm sau, cô viết cuốn sách Good girls do it in bed, bad ones everywheredưới cái tên Anne West. Đây là bút danh của cô khi viết truyện về tình yêu. Cô còn viết chung tiểu thuyết trinh thám với chồng dưới tên chung Jean Bagnol.
Sau khi nổi tiếng, nữ nhà văn tích cực tham gia nhiều hiệp hội khác nhau tại Đức và quốc tế. Cô còn giảng dạy tại các trường, hướng dẫn cách viết cho cả những người trẻ lẫn người lớn tuổi, tác giả chuyên nghiệp.