Sáng qua (23-11),ângcaohiệuquảcôngtácthammưunộichínhvàphòngchốngthamnhũtiền angola to vnd Ban Nội chính Tỉnh ủy đã tổ chức hội thảo chuyên đề “Nâng cao hiệu quả công tác tham mưu cho cấp ủy địa phương trong lĩnh vực nội chính và phòng chống tham nhũng”. Tham dự hội thảo có ông Đặng Xuân Tín, Phó Vụ trưởng Vụ 8, Ban Nội chính Trung ương; đại diện Học viện Chính trị Quốc gia khu vực II; đại diện các ban xây dựng Đảng cùng lãnh đạo các huyện, thị, thành phố. Ông Bùi Duy Hiền, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì hội thảo.
Toàn cảnh hội thảo chuyên đề “Nâng cao hiệu quả công tác tham mưu cho cấp ủy địa phương trong lĩnh vực nội chính và phòng chống tham nhũng”. Ảnh:CAO SƠN
Những kết quả đáng ghi nhận
Sau khi có Quy định 183-QĐ/TW ngày 8-4-2013 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của Ban Nội chính Tỉnh ủy, Thành ủy, các địa phương đã ban hành quyết định thành lập Ban Nội chính và nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy. Bình Dương là một trong những địa phương sớm thành lập Ban Nội chính. Ông Đặng Xuân Tín, Phó Vụ trưởng Vụ 8, Ban Nội chính Trung ương cho rằng, tuy mới được thành lập nhưng nhìn chung các Ban Nội chính rất tích cực, năng động, sáng tạo trong triển khai đồng bộ, toàn diện 5 nhóm nhiệm vụ được giao theo Quy định 183-QĐ/TW, bao gồm: Nghiên cứu, đề xuất; hướng dẫn, kiểm tra; thẩm định; tham gia với Ban Tổ chức Tỉnh ủy về công tác cán bộ theo phân cấp; tham gia với các cơ quan có thẩm quyền trong việc bổ nhiệm một số chức danh tư pháp theo quy định; góp phần tích cực phục vụ công tác lãnh đạo của cấp ủy về công tác nội chính và phòng chống tham nhũng (PCTN). “Lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác này. Nhìn tổng thể, Ban Nội chính Tỉnh ủy Bình Dương đã nhanh chóng tiếp cận yêu cầu, nhiệm vụ, thể hiện được vai trò, trách nhiệm là cơ quan tham mưu và đã được khen thưởng cả tập thể và cá nhân”, ông Tín đánh giá.
Trên cơ sở Quy định 183-QĐ/TW và Quy định 219-QĐ/TW của Ban Bí thư, Ban Nội chính Tỉnh ủy xây dựng quy định về chức năng, nhiệm vụ của các phòng chuyên môn thuộc ban và quy chế làm việc của ban để triển khai thực hiện các nhiệm vụ tham mưu và phối hợp tham mưu, chủ động đề xuất Tỉnh ủy ban hành các chương trình, kế hoạch, chỉ thị phù hợp với chủ trương của Đảng và tình hình thực tế địa phương. Ngoài ra, ban đã chủ động phối hợp với các ngành liên quan tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành 8 quy chế phối hợp với Ban Cán sự Đảng của các cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó, lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy thường xuyên quán triệt đội ngũ cán bộ tham mưu nhận thức về yêu cầu nhiệm vụ, về nội dung, phương thức tham mưu cấp ủy trong tình hình mới.
Ông Ngô Hoàng Luân, Phó Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy cho biết, ban cũng đã chủ động thực hiện nhiệm vụ thẩm định các chương trình, kế hoạch, chỉ thị trước khi trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng, tính khả thi của các văn bản về lĩnh vực nội chính và PCTN. Ngoài ra, Ban Nội chính Tỉnh ủy cũng thực hiện nhiệm vụ tham gia công tác cán bộ với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, thực hiện các nhiệm vụ khác như tiếp công dân, thường trực Ban chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh… Ban Nội chính Tỉnh ủy đã không ngừng củng cố tăng cường vai trò của ban, đồng thời tham mưu Tỉnh ủy ban hành cơ chế tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công tác tham mưu về lĩnh vực nội chính và PCTN ở cấp ủy cấp huyện. Hoạt động của Ban Nội chính, văn phòng cấp ủy cấp huyện đã đạt nhiều kết quả nổi bật; công tác tham mưu cấp ủy từng bước đi vào nề nếp và đạt hiệu quả, chất lượng.
Tiếp tục kiện toàn
Ban Nội chính Tỉnh ủy mới được tái lập 3 năm, ở cấp huyện, văn phòng cấp ủy chưa có tổ chức bộ máy làm công tác tham mưu chuyên trách, thực trạng các điều kiện bảo đảm hiệu quả công tác tham mưu ở cả 2 cấp còn bất cập. Theo ông Đặng Xuân Tín, là một cơ quan mới thành lập, cán bộ được điều động về từ nhiều nơi, trình độ không đồng đều, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, nhiệm vụ rất quan trọng, kết quả đạt được rất đáng ghi nhận và biểu dương. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận những hạn chế để tiếp tục kiện toàn, bổ sung nhiều mặt để từng bước hoàn thiện, nhằm nâng cao vai trò là cơ quan tham mưu của Đảng về công tác nội chính và PCTN. Đồng quan điểm, ông Trương Văn Dũng, Phó Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy cho rằng, ở cấp huyện, vai trò của văn phòng cấp ủy trong công tác tham mưu cũng còn hạn chế. Việc chủ trì tham mưu, nhất là tham mưu cụ thể hóa, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về nội chính, PCTN theo từng lĩnh vực hoạt động chủ yếu do các ngành nội chính trực tiếp tham mưu…
Từ những hạn chế trên, các đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao công tác nội chính và PCTN như về thể chế, cơ cấu tổ chức. Trong đó, các đại biểu cho rằng cần ban hành quy định hướng dẫn Quy định 183-QĐ/TW. Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ động phối hợp với các ngành nội chính và các cấp ủy trực thuộc tham mưu Tỉnh ủy ban hành quy định về sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Huyện, Thị, Thành ủy đối với công tác nội chính, PCTN; tiếp tục củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ tham mưu chuyên trách thuộc văn phòng cấp ủy; thành lập tổ giúp việc về công tác nội chính và PCTN…
CAO SƠN