Hiện nay nhiều mô hình sản xuất tiêu thụ nông sản khép kín tại các tỉnh,ềumôhìnhsảnxuấttiêuthụkhépkínápdụngthanhtoánsốkeo nha cai5 thành đã áp dụng các hình thức thanh toán không tiền mặt. Bao gồm cả việc vay vốn online, thanh toán vật tư, bán hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử và các ứng dụng di động của siêu thị, sạp chợ.
Theo thống kê của Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia (Napas) hiện tại, cả nước đã có gần 72.000 điểm giao dịch, cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được triển khai, trong đó hơn một nửa nằm ở các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Dịch vụ thanh toán không tiền mặt hiện rất phổ biến, phục vụ các nhu cầu thường nhật của người dân như: thanh toán hóa đơn, thanh toán mua hàng trên các sàn điện tử, thanh toán tại chợ, siêu thị, các hợp tác xã OCOP, đặt tour du lịch,… Thậm chí trong các dịp lễ, Tết ngay cả hoạt động cúng dường vào các đền, chùa của người dân cũng được nhiều địa phương áp dụng hình thức không tiền mặt thông qua việc quét mã QR và thanh toán bằng ví điện tử.
Đại diện CocCoc cho biết, gần một nửa người dùng trình duyệt CocCoc trên Internet chọn sử dụng các phương thức thanh toán chuyển khoản, ví điện tử và thẻ tín dụng. Trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán một lượng lớn lao động trẻ tại các thành phố lớn sẽ di chuyển về quê ăn Tết và trải nghiệm du lịch. Do đó, việc các địa phương mở rộng các tuyến phố, chợ không tiền mặt sẽ thu hút lượng thanh toán lớn. Đặc biệt, nhóm người trẻ sẽ là cầu nối lan tỏa tiện ích thanh toán không tiền mặt đến cha mẹ, họ hàng khi mua sắm chuẩn bị Tết; đồng thời tận dụng các chương trình khuyến mại, giảm giá từ các thương hiệu, cửa hàng khi thanh toán bằng ví điện tử hoặc thẻ ngân hàng.
Với nông dân Lâm Đồng, nhiều người được Agribank Lâm Đồng tư vấn sử dụng phần mềm thanh toán qua điện thoại. Khi giao dịch với khách hàng trong việc thu mua giống cây hay xuất hàng đi các siêu thị trên toàn quốc, người nông dân chỉ việc chuyển tiền giao dịch online.
Đánh giá những ưu điểm của việc thanh toán không dùng tiền mặt và quá trình triển khai các ứng dụng công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt qua thực tiễn của Agribank, lãnh đạo ngân hàng cho biết, Agribank đã tập trung xây dựng nền tảng quan trọng để phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời, triển khai hàng loạt dự án công nghệ quan trọng như hệ thống core banking kết nối thanh toán trực tiếp của toàn bộ các chi nhánh trên toàn hệ thống, kết nối với tổ chức thẻ quốc tế Visa và Công ty chuyển mạch tài chính quốc gia Banknet, nâng cấp mạng truyền thông, kết nối trực tuyến với các công ty chứng khoán, cung cấp dịch vụ SMS banking là tiền đề quan trọng để phát triển E-banking.
Để giúp khách hàng khu vực nông thôn tiết giảm thời gian đến các điểm giao dịch, bên cạnh hợp tác với MobiFone, Agribank lần lượt hợp tác với 18 đơn vị trung gian thanh toán (bao gồm ZaloPay, SenPay, Momo, Moca, TrueMoney…) nhằm hỗ trợ thanh toán qua ví điện tử trên các app ứng dụng di động.
Từ đầu năm 2022 đến nay, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức hơn 10 hội nghị, hội thảo kết hợp với trưng bày, giới thiệu sản phẩm thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại nông sản trên nền tảng số. Để đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại, thời gian tới, ngành nông nghiệp Thủ đô sẽ tập trung phát triển các kênh xúc tiến thương mại điện tử và thúc đẩy chuyển đổi số. Cụ thể là tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm chủ lực và sản phẩm OCOP; đa dạng hóa các phương thức truyền thông, quảng bá để mở rộng đối tượng khách hàng tham gia các hoạt động giao thương; tuyên truyền thúc đẩy các giao dịch thanh toán không tiền mặt. Đồng thời, phát triển chuỗi cửa hàng sản phẩm OCOP và sản phẩm chủ lực của địa phương trên các kênh thương mại điện tử và điểm du lịch ở thành phố…