Nhóm SV Đại học Thủ Dầu Một (hàng đứng) đoạt giải ba chung kết cuộc thi SV STARTUP - năm 2019
Cùng nhau khởi nghiệp
5 SV trong nhóm thực hiện dự án,ùngnhaukhởinghiệkèo nhà cái de gồm: Dương Hoàng Anh và Trần Thị Ngọc Liên cùng học ngành hóa học phân tích; Hoàng Phương Linh học ngành kế toán; Phạm Chí Trọng học ngành marketing và Phạm Thị Bình Yên học ngành tài chính ngân hàng. Dù học các ngành khác nhau nhưng cùng chung chí hướng “khởi nghiệp”, các em đã sớm trở thành những người bạn thân thiết, để rồi sau đó cùng thống nhất thực hiện Kit xét nghiệm nhanh formol trong thực phẩm. Nói về lý do chọn đề tài này, em Phạm Chí Trọng cho rằng, sử dụng thực phẩm an toàn luôn được người tiêu dùng đặt lên hàng đầu. Trong khi đó, trên thị trường vẫn còn nhan nhản thực phẩm bẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Từ mối trăn trở này, các em đã chọn dự án trên để thực hiện.
Một năm đã trôi qua, nhưng các em không quên được quãng thời gian thực hiện dự án từ khi hình thành ý tưởng đến khi hoàn thành sản phẩm và cùng bước ra đấu trường trí tuệ cùng với SV của cả nước. Ngọc Liên cho hay, trong thời gian dài, cứ sau mỗi buổi học, các em cùng đến phòng thí nghiệm nghiên cứu, thử nghiệm. Dù tốn rất nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu, thử nghiệm, không ít lần bị thất bại nhưng các em vẫn không bỏ cuộc. Và để có sản phẩm hoàn hảo, các em phải nghiên cứu, thử nghiệm nhiều lần để có công thức phù hợp.
Đồng hành với các em trong quá trình thực hiện dự án cũng như tham gia 2 cuộc thi, cô Trương Thị Thủy Tiên, Giám đốc Trung tâm Thị trường lao động và Khởi nghiệp trường Đại học Thủ Dầu Một luôn tự hào về các học trò của mình. Cô nhìn nhận, bước ra sân chơi lớn các em đã thể hiện được bản lĩnh của một SV ở trường địa phương, đem được tiếng nói của mình để nói lên ý tưởng, khả năng và hiện thực hóa ý tưởng dưới sự dìu dắt của thầy cô trong hoạt động khởi nghiệp, giúp cho các em ngày càng trưởng thành hơn, thể hiện qua thành công của dự án.
Ý nghĩa thiết thực từ dự án
Nói về sản phẩm của nhóm, Hoàng Anh và Ngọc Liên nhìn nhận: “Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm có vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược bảo vệ sức khỏe con người. Với sản phẩm này, chúng em mong muốn góp phần bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn các loại thực phẩm sạch, an toàn và góp phần bảo đảm uy tín cho tổ chức cung cấp thực phẩm về tiêu chí an toàn thực phẩm”. Chí Trọng giải thích thêm, theo nghiên cứu của nhóm, hiện nay trên thị trường Việt Nam có bán nhiều loại kit thử nhanh, chủ yếu là các loại kit ngoại. Kit nội tương tự dành cho người tiêu dùng chưa nhiều. Các loại kit ngoại thì chưa phù hợp với điều kiện của Việt Nam, khi sử dụng phải đong đo hóa chất từ các lọ nhỏ đóng sẵn, vì vậy không loại trừ được sai số chủ quan do người sử dụng gây ra. Ưu điểm của sản phẩm là độ nhạy và chính xác cao, thời gian phát hiện sự có mặt của formol ngắn, phương pháp xử lý mẫu đơn giản, nhanh, dễ sử dụng cho người tiêu dùng, giá bán phù hợp và cạnh tranh so với các đối thủ khác.
Cùng chung khát vọng khởi nghiệp, các em còn dự tính kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong tương lai, tuy nhiên cần phải tính toán thêm để sản phẩm có giá thành hợp lý, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Hiện nay, trong số 5 bạn trong nhóm đã có 3 em ra trường, 2 em chuẩn bị ra trường. Các em đã chuyển dự án cho các SV khóa sau để tiếp tục phát triển dự án.
“Dự án “Bộ xét nghiệm nhanh formol trong thực phẩm” do nhóm nghiên cứu với bộ mẫu thử tiện dụng, nhanh chóng, góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Bộ sản phẩm gồm 30 bộ thử và 1 thang màu bán định lượng, 1 hướng dẫn sử dụng. S-Kit thử formol giúp phát hiện nhanh thực phẩm có formol, giúp người tiêu dùng chọn lựa thực phẩm sạch, giúp các đơn vị kinh doanh thực phẩm sớm phát hiện thực phẩm bẩn trước khi đến tay người tiêu dùng”, Phạm Chí Trọng, trưởng nhóm cho biết.