Tối 21/4 gần 200 người Việt sinh năm Rồng (1976) trên khắp châu Âu đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất tại Thủ đô Praha của Cộng hòa Séc để xác định phương hướng hoạt động sắp tới.
Dù mỗi người có một xuất phát điểm khác nhau,ựhàongườiViệttuổiRồngtrênđấtchâuÂvđqg uzbekistan nhưng họ đều có điểm chung: năng động, ý chí vượt khó, tạo lập cuộc sống ổn định, kinh doanh thành công, và hứa hẹn kế tục lớp cha anh đi trước.
Bước chân sang Na Uy sinh sống được 6 năm, chị Vũ Thị Thu Thủy, chủ một cửa hiệu phun xăm thẩm mỹ, cho biết tới thời điểm này chị không nghĩ vợ chồng chị lại có thể tạo dựng được cuộc sống ổn định tại châu Âu sau quá nhiều khó khăn trở ngại lúc ban đầu.
“Thực sự hai năm đầu mình chỉ muốn quay trở về Việt Nam, bởi mọi cái đối với mình quá bỡ ngỡ: tiếng không biết, đường xá không quen, không bạn bè, tiền chưa kiếm ra được nhiều, rất khó khăn,” chị Thủy chia sẻ. “Tới năm thứ ba thì mọi thứ dần dần ổn và mình mới hội nhập được… Mình nghĩ đã ra nước ngoài thì phải chấp nhận lao động vất vả, và để có sự thành công thì đó là cả một sự nỗ lực, mình phải cố gắng thôi.”
Lao động vất vả từ sáng tới tối, thậm chí thay đổi nhiều nghề khác nhau với hy vọng cải thiện cuộc sống gia đình là đặc điểm chung của rất nhiều người Việt khi bước chân ra nước ngoài lập nghiệp. Anh Trần Duy Nhất, quê ở Hải Dương, tâm sự khi sang Cộng hòa Séc năm 2008, anh phải gây dựng kinh tế gia đình từ hai bàn tay trắng.
“Lúc đầu sang đây cũng bế tắc, tâm lý chán nản và muốn quay về lắm vì sự khác lạ về văn hóa, tiếng không biết, nghề nghiệp thì không ổn định…. Nhưng được mọi người động viên nên cố gắng trụ lại”, anh Nhất nhớ lại.
“Trải qua nhiều nghề khác nhau như xây dựng, bán hàng vải (quần áo) và bán hàng thực phẩm, giờ đây mình cũng tạm hài lòng với cuộc sống khi cùng vợ đảm đương được thu nhập cho gia đình và chăm lo giáo dục cho 3 người con”, anh Nhất chia sẻ thêm.
Anh Nguyễn Quyết Tiến (ngoài cùng bên phải) mong muốn chung tay giúp hoàn cảnh khó khăn ở quê nhà.
Với anh Nguyễn Quyết Tiến, quê ở Hà Nội, định cư tại thành phố Baden (Đức), thì có chút may mắn hơn khi được chị gái ruột tại Đức hỗ trợ lúc bước chân sang năm 1991. Mặc dù vậy, xác định phương châm tự lực cánh sinh là chính, anh từng bước vượt qua nhiều vật cản trên con đường dẫn tới thành công.
Là chủ một nhà hàng với 20 lao động được thuê làm việc, hàng ngày anh Tiến vẫn dậy sớm đưa con tới trường, đi chợ và quay trở lại quán xuyến công việc nhà hàng tới tận 10 giờ đêm.
“Công việc cũng khá ổn định từ cách đây 6 năm nên cuộc sống gia đình và người thân giờ đây cũng khá giả hơn nhiều. Dù ít tuổi hơn, nhưng mình có thể tự hào nói rằng mình có may mắn và đạt được thành công hơn lớp đàn anh đi trước, tuy nhiên mình vẫn còn phải cố gắng nhiều” anh Tiến thổ lộ.
Sống xa quê, ngoài nhiệm vụ hàng đầu là ổn định kinh tế gia đình, hội nhập xã hội sở tại, người Việt không quên giáo dục con cái về truyền thống gia đình, văn hóa dân tộc.