Mastercard và NEC đều coi châu Á là điểm đến đầu tiên cho phương thức thanh toán mới,ắmbằngkhuônmặtthửnghiệmtạichâuÁtừnăreal kashmir vs trước cả thị trường Mỹ và châu Âu, do khu vực này sẵn sàng ứng dụng các công nghệ mới.
Hơn 80% giao dịch của Mastercard ở châu Á là không tiếp xúc, bao gồm thẻ tín dụng và điện thoại thông minh.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Nikkei Asia, Karthik Ramanathan, Phó Chủ tịch cấp cao về các giải pháp mạng và thông tin cho thị trường châu Á-Thái Bình Dương tại Mastercard, cho biết Mastercard đang trong quá trình hợp tác với các công ty bán lẻ và"tìm cách thí điểm vào năm tới".
Ông nhận xét người tiêu dùng châu Á “đi đầu trong thử nghiệm công nghệ mới. Chúng tôi tin rằng châu Á là khu vực chín muồi để trải nghiệm thanh toán sinh trắc học”.
Ngoài Singapore và Indonesia, Thái Lan, Australia và Nhật Bản là những thị trường hàng đầu trong khu vực để triển khai hệ thống.
Để thực hiện mua sắm bằng gương mặt, trước tiên, khách hàng cần đăng ký hồ sơ và ảnh khuôn mặt của họ bằng smartphone.
Sau đó, khi thanh toán, họ chỉ cần nhìn vào một máy ảnh trên máy tính bảng tiêu chuẩn để hoàn tất việc mua hàng mà không cần đến thẻ tín dụng.
Người bán cũng có thể tiết kiệm chi phí hoạt động nhờ hệ thống này thay vì lắp đặt máy tính tiền hoặc thiết bị đầu cuối.
Thanh toán sinh trắc học như nhận diện gương mặt sẽ mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch, theo ông Ramanathan.
Dịch vụ mới sử dụng hệ thống sinh trắc học được đánh giá cao do NEC phát triển. Bằng cách kết hợp công nghệ học sâu, hệ thống có thể điều chỉnh các hướng khuôn mặt khác nhau và độ phân giải, khoảng cách của camera.
Tại Singapore, NEC giới thiệu công nghệ sinh trắc học cho thẻ căn cước quốc gia của đất nước vào năm 1991. Công nghệ này sau đó được đưa vào các trạm kiểm soát nhập cảnh tại sân bay Changi.
Hệ thống nhận dạng sinh trắc học tự động của NEC cũng được sử dụng tại Việt Nam và Ấn Độ.
Tetsuya Yukutake, Giám đốc bộ phận Tài chính số tại NEC, cho biết công ty đang tìm cách mở rộng phạm vi sử dụng công nghệ này trong các dịch vụ tài chính.
Tại Nhật Bản, hệ thống được dùng để xác minh danh tính khi mở tài khoản ngân hàng và dịch vụ thanh toán trực tuyến.
"Chúng tôi hy vọng sẽ thử nghiệm và triển khai dịch vụ quy mô lớn ở Đông Nam Á - như Singapore và Indonesia - và đưa nó trở lại Nhật Bản", ông Yukutake trả lời trên Nikkei Asia.
Tuy nhiên, vì việc sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt có thể gây lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật, Mastercard đã chuẩn bị cho các quy tắc cơ bản.
Tháng 5/2022, “đại gia” thanh toán Mỹ công bố một khuôn khổ tiêu chuẩn mà các công ty phải đáp ứng, bao gồm bảo mật chuyên sâu và kiểm tra hiệu suất.
Chẳng hạn, khuôn khổ yêu cầu thông tin sinh trắc học được thu thập tại thời điểm xác thực không được lưu trữ trên thiết bị. Nó cần được xóa ngay lập tức để tránh khả năng bị tấn công và lạm dụng, theo ông Ramanathan.
Trong khi các thông số kỹ thuật của hệ thống thanh toán với NEC vẫn đang được phát triển, Ramanathan tin rằng dịch vụ sẽ cho khách hàng thêm lựa chọn tại những nơi sử dụng thanh toán sinh trắc học.
Lãnh đạo Mastercard nói muốn trao quyền kiểm soát nhiều hơn cho khách hàng và đảm bảo họ luôn cảm thấy thoải mái khi áp dụng công nghệ mới.
(Theo Nikkei)
Kết nối thanh toán sử dụng QR Code giữa Việt Nam và CampuchiaNgười dân Campuchia khi đến Việt Nam có thể quét mã VietQR để thanh toán từ tài khoản tiền Riel. Ngược lại, người dân Việt Nam khi sang Campuchia cũng có thể sử dụng ứng dụng di động của các ngân hàng Việt để quét mã KHQR.