Iran cho biết sẽ khởi động loạt máy ly tâm "mới và tiên tiến" để đáp lại nghị quyết mới đây của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Trước đó,íchhoạtmáylytâmhạtnhânmớsoi keo bong da y IAEA thông qua nghị quyết chỉ trích Tehran thiếu hợp tác và gây sức ép để Iran phải tham gia đàm phán về những quy định hạn chế mới đối với hoạt động hạt nhân của nước này. Nghị quyết được thông qua với 19 phiếu thuận và 2 phiếu chống. Ngoài ra, có 12 phiếu trắng và Venezuela không bỏ phiếu.
Trong tuyên bố chung trước đó, Anh, Pháp và Đức cho rằng chương trình hạt nhân của Iran gây ra "mối đe dọa"đối với an ninh quốc tế. Washington cũng chỉ trích hoạt động hạt nhân của nước này "vô cùng đáng lo ngại".
Chủ tịch Quốc hội Iran Mohammad Bagher Ghalibaf cho biết nghị quyết phản ánh "cách tiếp cận phi thực tế và phá hoại về mặt chính trị"của phương Tây đối với chương trình hạt nhân Iran. Ông Mohammad Bagher Ghalibaf cáo buộc nhiều quốc gia như Mỹ sử dụng hoạt động hạt nhân của Iran làm cái cớ cho "hành động phi pháp" và động thái đó gây nguy hiểm cho uy tín cũng như tính độc lập của IAEA.
"Sự không trung thực và thiếu thiện chí của họ phá vỡ bầu không khí mà chúng tôi đang xây dựng để tăng cường hợp tác giữa Iran và cơ quan này. Những quyết định mang tính chính trị và không mang tính xây dựng buộc nhiều quốc gia phải thực hiện biện pháp bên ngoài giao thức của IAEA để bảo vệ an ninh quốc gia”,Chủ tịch Quốc hội Iran tuyên bố.
Ông Mohammad Bagher Ghalibaf cũng kêu gọi quốc gia thành viên IAEA phản đối ảnh hưởng của phương Tây và nhắc lại hợp tác hạt nhân quốc tế nên được tiến hành trong khuôn khổ phi chính trị. Đại sứ Iran tại IAEA Mohsen Naziri Asl trước đó gọi nghị quyết của IAEA "có động cơ chính trị”.
Phương Tây từ lâu tuyên bố hoạt động làm giàu uranium của Iran là nỗ lực bí mật nhằm phát triển vũ khí nguyên tử, bất chấp sự khẳng định của Iran rằng chương trình hạt nhân của nước này là hòa bình.
Thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran cùng nhiều cường quốc trên thế giới đặt ra giới hạn cho chương trình để đổi lấy việc nới lỏng lệnh trừng phạt, nhưng thỏa thuận sụp đổ sau khi Mỹ rút lui vào năm 2018. Kể từ thời điểm đó, Iran tăng cường khả năng làm giàu và gần đạt đến ngưỡng cần thiết để vũ khí hóa.