Năm nay là năm đầu tiên Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đăng ký tham gia xếp hạng để đánh giá năng lực lưới điện dựa trên tiêu chí lưới điện thông minh. TheựccủaViệtNamxếphạngcaovềchỉsốlướiđiệnthôkết quả trận uruguay hôm nayo SPGroup, ba đơn vị trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có bước phát triển vượt bậc.
SPGroup thực hiện đánh giá mức độ phát triển lưới điện thông minh để so sánh giữa các công ty điện lực tiên tiến trên thế giới theo 7 lĩnh vực: Giám sát và điều khiển, phân tích dữ liệu, độ tin cậy cung cấp điện, tích hợp nguồn điện phân tán, phát triển năng lượng xanh, an ninh hệ thống và dịch vụ khách hàng.
Trung tâm giám sát lưới điện EVNCPC. (Ảnh: EVN) |
Cụ thể, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) xếp thứ 53/86 và Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVNHANOI) xếp thứ 67/86, EVNCPC xếp thứ 59/86 công ty điện lực thuộc 37 quốc gia trên thế giới. EVNHCMC đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á, chỉ sau SPGroup.
Từ năm 2012, EVNCPC đã bắt đầu nghiên cứu xây dựng đề án “Lộ trình phát triển lưới điện thông minh trong EVNCPC” và được phê duyệt chính thức để triển khai thực hiện vào năm 2013. Đến nay, EVNCPC đã hoàn thành lộ trình và đạt được nhiều kết quả tích cực. Đến hết tháng 10-2021, EVNCPC đã lắp đặt 4,2 triệu công tơ điện tử, trong đó có 4,0 triệu công tơ đo xa bằng hệ thống RF Spider, giúp quá trình thu thập dữ liệu điện thành công đạt 99,2%.
Trong công tác quản lý vận hành lưới điện, EVNCPC cũng đã làm chủ công nghệ SCADA tại các Trung tâm điều khiển và trạm biến áp 110Kv; thực hiện chuyển 100% các trạm biến áp 110kV sang vận hành không người trực. 100% các thiết bị phân đoạn trên lưới điện có khả năng kết nối với SCADA kết nối về các Trung tâm điều khiển để điều khiển xa. Hệ thống thiết bị được quy hoạch đồng bộ, bảo đảm khả năng quản lý và cấu hình tập trung, tối ưu về dự phòng thiết bị. Tỷ lệ cáp quang hóa đến tận quận/huyện đạt hơn 95%.
Từ năm 2011, EVNHCMC đã bắt đầu nghiên cứu, tìm hiểu và tiến hành thực hiện thí điểm. Từ năm 2016, EVNHCMC đã triển khai xây dựng lưới điện thông minh. Năm 2017, công ty đưa vào vận hành Trung tâm Điều khiển xa lưới điện phân phối đầu tiên tại Việt Nam, chuyển đổi lưới điện của TP.HCM từ phương thức vận hành thủ công, phụ thuộc nhiều vào con người sang vận hành tự động. Đây là trung tâm điều khiển thông minh, đạt chuẩn quốc tế, có chức năng giám sát, điều khiển xa mọi phần tử trên lưới điện của Thành phố.
Song song đó, EVNHCMC cũng triển khai đồng loạt công tác trang bị và nâng cấp hệ thống trang thiết bị cho các phòng trực vận hành tại các công ty điện lực và Công ty Lưới điện Cao thế TP Hồ Chí Minh. Các hệ thống SCADA và tự động hóa được kết nối với trung tâm điều khiển, đảm bảo việc theo dõi vận hành và xử lý từ xa đồng bộ và đạt hiệu quả cao.
Kết quả này cũng đã phản ánh nỗ lực rất lớn của EVNHCMC, đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn vì đại dịch COVID-19; đồng thời khẳng định sự phát triển đúng hướng của tổng công ty trong việc phát triển hệ thống điện ngày càng tiệm cận lưới điện hiện đại của thế giới.
Trong khi đó, EVNHANOI ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ của cuộc CMCN lần thứ 4, thực hiện chuyển đổi số toàn bộ các lĩnh vực hoạt động và xây dựng lưới điện thông minh trong giai đoạn 2021 – 2025. Theo EVN, lưới điện thông minh có thể giám sát sản lượng điện năng tiêu thụ của các thiết bị tại các thời điểm khác nhau theo thời gian thực, từ đó chủ động lựa chọn thiết bị và điều chỉnh hành vi sử dụng điện của mình nhằm tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, các ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng sẽ mang đến cho khách hàng những trải nghiệm thú vị khi sử dụng các dịch vụ của ngành Điện Thủ đô.
Ngày 1/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 950/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 định hướng đến năm 2030 (Đề án 950). Theo đó, ưu tiên tập trung đầu tư các lĩnh vực: Giao thông thông minh, chiếu sáng thông minh, lưới điện thông minh, cấp thoát nước thông minh, hệ thống thu gom - xử lý rác thải thông minh và hệ thống cảnh báo rủi ro, thiên tai. Dựa trên các nhiệm vụ được giao, Bộ Công thương đa xem xét và triển khai các nhóm giải pháp, nhiệm vụ để bảo đảm cung cấp năng lượng, phục vụ phát triển đô thị thông minh một cách hiệu quả, bền vững. Hiện đại hóa lưới điện chính là góp phần thực hiện định hướng xây dựng đô thị thông minh.
Hải Lam