Là một trong 6 nhân viên xuất sắc nhất toàn cầu của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel 2016,ácsĩsựcốởbảng xếp hạng giải vô địch quốc gia phần lan “bác sĩ sự cố” Nguyễn Văn Tương (Trung tâm Kỹ thuật Toàn cầu, Tổng công ty Mạng lưới Viettel) cho rằng mình chỉ “may mắn hơn các anh em khác”.
“Phải giữ cái đầu lạnh”
Một ngày tháng 6/2016, Viettel gặp một sự cố khá “nguy hiểm” về kỹ thuật khiến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Viettel đối với lĩnh vực bán hàng trên toàn quốc bị tê liệt. Theo ước tính, nếu để tình trạng này tái diễn, trung bình mỗi giờ Viettel sẽ bị thiệt hại khoảng 9 tỷ đồng.
Ban lãnh đạo Viettel triệu tập khẩn các cấp chuyên gia về công nghệ thông tin mà “người đặc biệt” là Nguyễn Văn Tương (sinh năm 1980) - Phó phòng, Trung tâm Kỹ thuật Toàn cầu, Tổng công ty Mạng lưới Viettel. Gọi là người đặc biệt vì theo ông Nguyễn Mạnh Hổ, Phó tổng giám đốc ViettelNet, Tương luôn xung phong làm các việc khó, tự học để tìm ra các giải pháp dù nhiều việc không hẳn thuộc lĩnh vực sở trường là cơ sở dữ liệu.
Trong sự cố lớn hôm ấy, nếu theo cách làm cũ, để khắc phục sự cố này, các chuyên gia sẽ phải làm việc liên tục trong 3 ngày. Tuy nhiên, Tương cùng nhóm chuyên gia gồm 10 người đã phân tích và quyết định làm theo cách khác. Đầu tiên, nhóm chuyên gia khoanh vùng dữ liệu bị lỗi, sau đó mới khôi phục riêng từng phần. Biện pháp này rút ngắn thời gian xuống còn 4 giờ.
Nhớ lại ngày đó, Tương bổ sung: “Thực tế, để giải quyết triệt để, đêm đó chúng tôi phải ở lại cả đêm để làm việc và hai tuần tiếp theo thường xuyên ăn ngủ ở trụ sở”. Tuy nhiên, để có được giải pháp khác biệt trong sự cố lớn đó, Tương từng tham gia xử lý rất nhiều sự cố nhỏ, vừa khác ở Viettel (cả trong nước và nước ngoài).
Ông Nguyễn Mạnh Hổ, người làm việc lâu lăm với Tương bổ sung: “Nhờ việc xung phong tham gia giải quyết nhiều sự cố ở các bộ phận khác nhau, Tương đã tích luỹ cho mình những kinh nghiệm đặc biệt nên tôi gọi đùa cậu ấy là bác sĩ sự cố”.
Nếu nhìn bề ngoài, công việc của các chuyên gia cơ sở dữ liệu có vẻ êm đềm. Trên thực tế, với những hệ thống cơ sở dữ liệu khổng lồ và phức tạp như ở Viettel, công việc của Tương và nhiều người khác không khác gì “lính cứu hỏa đa năng”. Bởi thực tế, ngoài việc phải xây dựng, duy trì và phát triển một hệ thống cơ sở dữ liệu với các tính năng được cập nhật và đổi mới liên tục, các chuyên gia này còn phải có mặt tức thời và xử lý khẩn cấp các sự cố xảy ra không ít lần trong quá trình vận hành, thay đổi.
Chia sẻ về kinh nghiệm xử lý sự cố của mình, Tương cho biết sự cố càng lớn, càng gấp thì càng phải bình tĩnh: “Chỉ khi giữ được cái đầu lạnh, chúng ta mới có thể đưa ra quyết định chính xác”.
5 năm “dập lửa lòng” bà xã
Tốt nghiệp ĐH Bách khoa và từng được tuyển vào làm việc tại Bộ Tài chính, nhưng sau khi kết hôn và không còn cảm thấy phù hợp, anh Tương quyết định nghỉ việc. Sau một năm thử nghiệm công việc mới tại ngân hàng thương mại, bất ngờ Tương được bạn giới thiệu tuyển dụng của Viettel và quyết định thi tuyển. Trải qua 3 vòng với hàng trăm ứng viên, anh được chọn.
“Sốc” là cảm nhận anh vẫn không thể nào quên khi nhớ lại những ngày đầu làm việc ở môi trường mới. “Làm việc ở ngân hàng rất nhàn, nên khi chuyển sang đây, công việc không mới nhưng áp lực, căng thẳng, đi sớm về muộn thường xuyên. Điện thoại phải bật 24/24, hễ có sự cố là chúng tôi phải sẵn sàng đi làm bất kể đêm ngày, bất kể ngày thường hay ngày nghỉ lễ. Thậm chí, khi tắm tôi cũng phải mang theo điện thoại bên mình”, anh kể.
Công việc mới áp lực và tốn nhiều thời gian khiến vợ anh không vui. Là người luôn bình tĩnh trong công việc, nhưng anh tự nhận thấy mình rất khó bình tĩnh khi vợ chồng tranh cãi. Đã hơn một lần, anh nghĩ hay bỏ việc, kiếm một công việc khác nhẹ nhàng hơn, nhưng rồi anh vẫn quyết định ở lại.
“Viettel đem đến cho tôi cơ hội để được làm đúng việc mình thích, kích thích cảm hứng làm việc trong tôi”, anh Tương chia sẻ lý do giữ chân mình ở một nơi đầy áp lực cũng như cơ hội. Cảm nhận được tình yêu với nghề của chồng, bởi vậy sau 5 năm anh làm việc tại Viettel, chính chị là người khuyên anh ở lại khi chồng có ý định “nhảy việc”.
Luôn nhấn mạnh mình là người làm việc chuyên môn, nên dù chuyển qua nhiều vị trí, anh Tương chia sẻ: “Ở Viettel đang làm nhân viên lên sếp hay từ sếp xuống làm nhân viên là chuyện bình thường. Văn hóa không ngừng thay đổi giúp tôi có động lực để liên tục học tập, nghiên cứu để không bị lạc hậu”.
Hoài An