Cơn bão số 1 (tên gọi quốc tế là Talim),độngnhânlựcvậtlựcngànhviễnthôngđốiphóbãkèo tỷ lệ bóng đá sau khi đi sâu vào đất liền khu vực phía Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, từ chiều tối ngày 18/7 đến ngày 19/7, nhiều tỉnh khu vực miền núi phía Bắc có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 70-150mm, cục bộ có nơi trên 250mm. Điều này tiềm ẩn không ít nguy cơ gây thiệt hại đến các hệ thống viễn thông, ảnh hưởng đến việc duy trì thông tin liên lạc.
Khi được PV VietNamNet đặt câu hỏi về tình hình chuẩn bị và khắc phục hậu quả do bão Talim gây ra, đại diện Viettel cho biết, nhằm chuẩn bị những điều kiện tốt nhất ứng phó với bão số 1, gần 6.000 nhân sự kỹ thuật của Tổng công ty Mạng lưới Viettel và Tổng công ty Công trình Viettel đã sẵn sàng lên đường ứng cứu thông tin.
Đây là số lượng nhân sự được huy động lớn nhất từ trước đến nay của Viettel để phục vụ ứng phó với thiên tai. Trong đó, 5.000 nhân sự kỹ thuật sẽ được bố trí tại các trạm BTS và vị trí xung yếu, sẵn sàng ứng phó khi có sự cố xảy ra. Gần 1.000 người còn lại tại các tỉnh lân cận thuộc đội cơ động thực hiện nhiệm vụ ứng cứu thông tin.
Song song với đó, các trang thiết bị, vật tư cũng được Viettel khẩn trương điều động từ các tỉnh lân cận để đảm bảo ứng cứu cho 7 tỉnh ven biển và 10 tỉnh miền núi, những địa phương chịu ảnh hưởng bởi thiên tai.
Cụ thể, Viettel đã huy động 18 xe phát sóng cơ động, 260 máy phát điện và hơn 500 km cáp quang. Bên cạnh đó, lực lượng kỹ thuật Viettel cũng chuẩn bị 3 phương án dự phòng trong trường hợp bị đứt cáp quang.
Theo đại diện Viettel, so với trước đây, lần này, đơn vị đã lên phương án ứng phó với bão trước một tuần, ngay từ khi Talim hình thành áp thấp bên ngoài vùng biển Philippines. Ngoài ra, Viettel cũng thành lập hơn 350 đội cơ động sẵn sàng khắc phục sự cố sau bão, đảm bảo mạng lưới và dịch vụ được khôi phục nhanh chóng.
“Từ ngày 17/7/2023, Tổng công ty Viễn thông Viettel đã hoàn thành nhắn tin thông báo tình hình bão đến người dân tại 15 tỉnh (7 tỉnh ven biển và 8 tỉnh hoàn lưu bão) với 1,6 triệu thuê bao cố định. Hệ thống chăm sóc khách hàng của Viettel cũng tăng 7% nhân viên giải đáp online so với ngày thường nhằm đảm bảo thông tin liên lạc”, Viettel cho biết.
Để đối phó với cơn bão số 1, Tổng công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post) cũng đã chỉ đạo phân phát hàng hóa ngay trong ngày, hạn chế tối đa tình trạng hàng tồn kho tại các tỉnh có thể bị ảnh hưởng bởi hoàn lưu bão. Hàng hóa còn lại tại bưu cục sẽ được phân loại gọn gàng và đưa lên Pallet, giá kệ cao, tránh mưa ướt.
Chia sẻ về các hoạt động nhằm đối phó với cơn bão Talim, VNPT cho biết, ngay từ chiều ngày 17/7/2023, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai của Tập đoàn VNPT đã chỉ đạo và yêu cầu các đơn vị thành viên trong vùng ảnh hưởng của bão số 1 gấp rút chuẩn bị công tác ứng phó.
Theo đó, các đơn vị của VNPT đã nhanh chóng hoàn thành kiểm tra rà soát mạng lưới, thực hiện bổ sung nhiên liệu dự phòng, gia cố các điểm xung yếu các tuyến cáp trục, bố trí vật tư dự phòng, nhân lực trực ứng cứu sẵn sàng ứng phó bão.
“Các thiết bị và dịch vụ mạng chuyên dùng phòng chống thiên tai như các trạm Vsat-IP, dịch vụ Inmarsat đã được kiểm tra. Để đảm bảo mạng lưới thông tin, VNPT cũng đã bổ sung một số trạm container, xe phát sóng lưu động và thiết bị Inmarsat cho các tỉnh nằm trong vùng bão. Các cột ăng-ten đã được hạ tải”, VNPT cho hay.
Có thể thấy, các nhà mạng đã chuẩn bị tối đa tất cả các biện pháp cần thiết nhằm khắc phục nhanh nhất hậu quả của mưa bão. Cùng với nhiều cơ quan, đơn vị trên cả nước, các doanh nghiệp trong ngành viễn thông đã đóng vai trò quan trọng trong việc khắc phục và giảm thiểu tối đa các thiệt hại do cơn bão Talim gây ra.
Dùng chung hạ tầng giúp nhà mạng cắt giảm chi phí, tăng chất lượng dịch vụChia sẻ, sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động được xem là xu hướng tất yếu, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư cho các doanh nghiệp viễn thông.