Xem toàn bộ clip toạ đàm tại VietNamNet chiều 7/5.
Các nhà trường nỗ lực đổi mới chương trình
Trong những năm qua,úngtôiđặtmụctiêusinhviênđượcđithựchànhthựctếlênhàngđầkqbd truc tuyen hom qua hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam đầu tư hơn vào cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo, gắn kết với doanh nghiệp để tăng cơ hội thực hành, thậm chí cam kết việc làm cho người học, vươn ra hội nhập quốc tế.
Theo ông Vũ Văn Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra (Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), chương trình đào tạo của hệ thống giáo dục nghề nghiệp hiện nay đang có những bước đi đột phá để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Cụ thể, chương trình đào tạo nghề hiện nay đang được xây dựng với sự tham gia của nhiều thành phần từ doanh nghiệp, người sử dụng lao động, các nhà quản lý, các nhà khoa học, nhà giáo.
“Như vậy, ngoài thực tiễn có kiến thức, kỹ năng gì mới cũng sẽ đều được đưa vào chương trình đào tạo. Sự vào cuộc thực chất của doanh nghiệp giúp các nhà trường đào tạo theo xã hội cần chứ không phải là những thứ nhà trường có”, ông Hà nhấn mạnh.
Ông Vũ Văn Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội)
Về phía các cơ sở đào tạo, nhiều trường cũng đã tìm cho mình hướng đi riêng để tạo ra chương trình hiệu quả và mang tính cạnh tranh.
Ông Lê Đình Kha, Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng (TP.HCM), cho biết nhà trường đã thành lập ban cố vấn riêng với sự tham gia của các bên liên quan như doanh nghiệp – đối tượng sử dụng lao động, sinh viên tốt nghiệp sau 3 năm, ý kiến từ giảng viên đang giảng dạy và ý kiến từ sinh viên năm cuối.
Theo ông Kha, đây đều là những đối tượng quan trọng góp ý trực tiếp vào mục tiêu chương trình, chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo và cơ sở vật chất.
“Kết thúc mỗi khóa học hay học kỳ, tất cả các thầy cô cùng giảng dạy một môn học cũng sẽ phân tích, trao đổi để cải tiến liên tục chương trình”, ông Kha cho hay.
Lãnh đạo Trường CĐ Viễn Đông (TP.HCM) cũng thường xuyên lắng nghe ý kiến từ các đối tượng liên quan, trong đó rất chú trọng đến ý kiến phản biện từ các sinh viên đã tốt nghiệp và đi làm đúng ngành nghề ở những doanh nghiệp tiêu biểu.
Theo ông Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng nhà trường thì đây đều là những góc nhìn sát sườn để đội ngũ giảng viên, hội đồng khoa học của trường có cái nhìn toàn diện hơn về việc chương trình cần phải thay đổi như thế nào cho phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp.
“Đây thực sự là mấu chốt quan trọng”, ông Hải nói.
Khách mời tham gia buổi toạ đàm trực tuyến với chủ đề: "Giáo dục nghề nghiệp: Những bước chuyển mình mạnh mẽ thu hút giới trẻ" do báo VietNamNet phối hợp với Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức.
Bà Trần Thị Lan Anh, Phó Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động cũng cho rằng doanh nghiệp nên được tham gia vào hội đồng kỹ năng ngành của các trường để tư vấn về nhu cầu doanh nghiệp.
“Doanh nghiệp có thể đưa ra tiêu chí mà mình cần, đồng thời cử chuyên gia tới hỗ trợ đào tạo, cung cấp môi trường thực hành cho sinh viên. Sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp là phương thức hiệu quả giúp các cơ sở đào tạo “đúng” và “trúng” nhu cầu thị trường".
Những bài học kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp
Là hai trường luôn chú trọng đẩy mạnh sự kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp, cả Trường CĐ Viễn Đông và Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng đều nhận thấy những hiệu quả rõ rệt.
Theo ông Trần Thanh Hải, Trường CĐ Viễn Đông luôn có những thay đổi linh hoạt nhằm đáp ứng mục tiêu từng môn học cụ thể phải gắn với nhu cầu doanh nghiệp.
Ông Hải dẫn chứng, hàng năm, đến mùa Noel, lễ Tết, các nhà hàng, khách sạn rất cần nguồn nhân lực. Tuy nhiên, khoảng thời gian này lại thường trùng với lịch thi học kỳ I của nhà trường.
Vì thế, sau khi nghiên cứu tình hình, trường đã quyết định thay đổi thời gian thi học kỳ không rơi vào tháng cuối năm. Thay vào đó, trong khoảng thời gian này, nhà trường bố trí cho sinh viên du lịch, nhà hàng, khách sạn đi thực tập.
“Nhờ sự thay đổi này, năm vừa rồi, tập đoàn Vingroup đã tài trợ vé máy bay cho hơn 200 sinh viên của chúng tôi từ TP.HCM ra Vinpearl Phú Quốc để thực tập. Với việc điều chỉnh thời gian trong học kỳ như vậy, chúng tôi vẫn đảm bảo dạy tốt, học tốt và các em có được nhiều sự thuận lợi”.
Ông Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông (TP.HCM).
Theo ông Hải, nhà trường luôn đặt mục tiêu sinh viên được đi thực hành, thực tế khi có cơ hội lên hàng đầu, “tránh trường hợp lúc doanh nghiệp cần, chúng ta “ngoảnh mặt đi”. Khi đó, lúc chúng ta cần, doanh nghiệp cũng “ngoảnh mặt đi” là chuyện thường tình”.
Ngoài ra, Trường CĐ Viễn Đông cũng đưa ra cơ chế thu hút giảng viên từ doanh nghiệp. Ông Hải cho rằng, cơ chế này cũng đã tạo ra những bước đột phá.
“Vừa qua, chúng tôi có kết hợp dạy môn 3D Max (Thiết kế 3D) với một công ty ở Công viên phần mềm Quang Trung, với 40 triệu đồng cho một khóa. Nhưng bù lại, 50% sinh viên của chúng tôi sau tốt nghiệp có thể đi làm được ngay và thu nhập rất cao.
Có thể nói, nếu có cơ chế thu hút giảng viên từ doanh nghiệp và trả lương cao, họ sẽ tận tâm truyền dạy hết cho sinh viên mình, đưa những đồ án cho sinh viên làm ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường. Chính họ cũng sẽ là những nhà tuyển dụng tuyệt vời nhất mà chúng ta không phải tốn công gì hết”, ông Hải dẫn chứng.
Ông Lê Đình Kha. Ảnh: Thanh Tùng
Trong khi đó tại Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, ông Lê Đình Kha cũng cho biết cách đây 10 năm, nhà trường đã xác định việc hợp tác với doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu để đào tạo ra nguồn lao động có thể đáp ứng ngay nhu cầu doanh nghiệp.
Vì thế, hàng năm trường thường xuyên mời doanh nghiệp tham gia vào hoạt động đào tạo như hướng dẫn thực tập, đồ án tốt nghiệp, chia sẻ về công nghệ mới… và đây là xu hướng tất yếu.
“Trước đây, nếu không lắng nghe nhu cầu của bên sử dụng nhân lực lao động thì 2-3 năm chúng tôi mới thay đổi chương trình một lần. Tuy nhiên, hiện tại, chương trình môn học của chúng tôi được cập nhật liên tục. Nhờ vậy, sinh viên luôn được tiếp cận gần với nhu cầu thị trường”.
Ông Vũ Văn Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra đánh giá sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong thời gian qua có sự thay đổi mạnh mẽ và lưu ý, “Doanh nghiệp phải cung cấp thông tin cho nhà trường về nhu cầu nguồn nhân lực ra sao, trình độ, vị trí như thế nào, đồng thời nhà trường cũng buộc phải đổi mới chương trình đào tạo để đáp ứng. Có như vậy cung - cầu mới khớp nhau, tránh hiện tượng “lệch đường ray” doanh nghiệp cần nhưng nhà trường không đáp ứng được”.
Thúy Nga
Đó là những nét chấm phá về sự năng động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.