Trong hai ngày (7 và 8-8),ínhphủhọpchuyênđềvềviệcxâydựngphápluậket qua bong da plu tại Trụ sở Chính phủ,Chính phủ đã họp Phiên họp chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật.
Tại Phiên họp, Chính phủ đã nghe báo cáo, thảo luận về dựán Luật Đất đai (sửa đổi); dự án Luật Giáo dục quốc phòng-an ninh; dự án LuậtThủ đô; dự án Luật Hộ tịch; dự án Luật Việc làm; dự án Luật Hòa giải cơ sở; dựán Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); dự án Luật Khoa học và Công nghệ (sửađổi).
Về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), sau 10 năm thi hành, LuậtĐất đai năm 2003 đã đạt được những kết quả hết sức cơ bản. Tuy nhiên qua tổng kếttình hình thi hành Luật Đất đai năm 2003 còn nổi lên một số tồn tại, bất cập chủyếu là, công tác quản lý Nhà nước về đất đai còn hạn chế; quy định pháp luật vềgiải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai còn chưa đáp ứng được yêu cầu;nguồn lực về đất đai chưa phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phụcvụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; việc sử dụng đất đai nhiều nơi cònlãng phí, hiệu quả thấp…
Vì vậy, việc ban hành Luật Đất đai (sửa đổi) là cần thiết,nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập còn tồn tại, tạo sự đồng bộ, thống nhất củahệ thống pháp luật về đất đai nói chung; đáp ứng được yêu cầu thực tiễn quảnlý, sử dụng đất đai, phù hợp với cơ chế, thể chế kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế…
Việc sửa đổi Luật Đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu phát triểnkinh tế-xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tăng cườngvai trò của cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến cơ sở; khai thác, sử dụngtiết kiệm và có hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực đất đai để pháttriển kinh tế-xã hội; giảm khiếu kiện về đất đai bằng cơ chế tăng cường giámsát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm…
Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 15 chương và 190 điều, quy địnhcụ thể về quyền và trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai; quy hoạch, kế hoạchsử dụng đất; thu hồi, giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, chuyểnmục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất; thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tốcáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai… So với Luật Đất đai năm 2003, bố cụcdự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tăng thêm 7 chương và 44 điều.
Thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), các thành viênChính phủ đã đóng góp ý kiến vào những vấn đề còn có ý kiến khác nhau như hạn mứcnhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp; cơ chế thu hồi đất; giá đất; thờigian ban hành và mục đích áp dụng Bảng giá đất; thẩm quyền giao đất, cho thuê đất,cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; giải quyết tranh chấp đất đai…
Liên quan đến Luật Giáo dục quốc phòng-an ninh, qua tổngkết 10 năm thực hiện công tác giáo dục quốc phòng-an ninh từ các địa phương, cơsở trên phạm vi cả nước, các thành viên Chính phủ cho rằng văn bản quy phạmpháp luật về giáo dục quốc phòng-an ninh nếu chỉ dừng lại ở cấp Nghị định củaChính phủ, văn bản, thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành sẽ gặp khó khăn trongquá trình tổ chức thực hiện vì giáo dục quốc phòng-an ninh quy định quyền,nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, cơquan, tổ chức; liên quan đến Luật Giáo dục, Luật Quốc phòng, Luật An ninh Quốcgia và các luật khác, nên phải ban hành văn bản tầm luật để giải quyết các vấnđề mà Luật mới xử lý được.
Khẳng định sự cần thiết ban hành Luật Giáo dục quốcphòng-an ninh, các ý kiến phát biểu nhấn mạnh quan điểm, dự thảo Luật phải bảođảm sự phù hợp, thống nhất với Hiến pháp, các luật có liên quan, đặc biệt làcác quy định của Luật Giáo dục, Luật Quốc phòng, Luật An ninh Quốc gia, tạo cơsở pháp lý đồng bộ, thống nhất cho công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vựcgiáo dục quốc phòng-an ninh. Đồng thời, việc xây dựng Luật cần đảm bảo sự lãnhđạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với nhiệm vụ tăng cường quốcphòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiệnđúng quan điểm xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân.
Dự thảo Luật Giáo dục quốc phòng-an ninh gồm 6 chương, 43điều, quy định cụ thể về giáo dục quốc phòng-an ninh trong nhà trường, bồi dưỡngkiến thức quốc phòng-an ninh, phổ biến kiến thức quốc phòng-an ninh toàn dân, đảmbảo cho hoạt động giáo dục quốc phòng-an ninh…
Với 4 chương, 33 điều, dự án Luật Thủ đô quy định cụ thểvề chính sách xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô; trách nhiệm xây dựng,phát triển và quản lý Thủ đô; điều khoản thi hành…
Thực hiện chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước vềThủ đô, trong những năm qua, công tác xây dựng, phát triển Thủ đô đã đạt đượcnhiều thành tựu lớn trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập chưa đượcgiải quyết hiệu quả như quy hoạch đô thị; xây dựng cơ chế, chính sách còn chậm;cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém; ô nhiễm môi trường…
Ý kiến của các thành viên Chính phủ khi đóng góp cho dựthảo Luật này đề xuất, dự thảo Luật Thủ đô nên lựa chọn một số vấn đề đặc thù vềxây dựng, phát triển, quản lý Thủ đô chưa được hoặc đã có quy định trong các đạoluật hiện hành áp dụng chung cho cả nước, nhưng chưa phù hợp với đặc thù của Thủđô.
Về quản lý dân cư, có ý kiến cho rằng cần áp dụng một sốbiện pháp hành chính để hạn chế việc đăng ký thường trú tại nội thành Hà Nội đểgóp phần hạn chế tình trạng quá tải về dân cư ở nội thành. Tuy nhiên, có ý kiếnđề nghị không quy định thêm điều kiện đăng ký thường trú ở nội thành, vì có thểảnh hưởng đến quyền tự do cư trú của công dân.
Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Hộ tịch, đa số các ý kiếnđồng tình với quy định cấp có thẩm quyền đăng ký hộ tịch là cấp xã song nhiều ýkiến đề xuất việc đăng ký hộ tịch, đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài phải làcấp huyện thực hiện.
Thảo luận về dự án Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi), cácthành viên Chính phủ nhận định, việc sửa đổi Luật này là hết sức cần thiết, nhằmtiếp tục khẳng định phát triển khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là hoạtđộng then chốt để phát triển đất nước nhanh và bền vững.
Dự thảo Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) gồm 75 điều,được chia thành 8 chương (bỏ 14/59 điều, sửa đổi 39/59 điều của Luật Khoa họcvà Công nghệ hiện hành, đồng thời bổ sung 30 điều mới).
Theo ý kiến đóng góp của nhiều thành viên Chính phủ, LuậtKhoa học và Công nghệ (sửa đổi) phải thực sự trở thành một đạo luật gốc tronglĩnh vực khoa học công nghệ; kế thừa các quy định pháp luật đã được thực tiễnkiểm nghiệm còn phù hợp với yêu cầu phát triển khoa học công nghệ hiện nay vànhững năm tới; khắc phục triệt để những hạn chế của Luật Khoa học và Công nghệhiện hành, bổ sung, cập nhật các quy định mới đáp ứng yêu cầu hội nhập và pháttriển…
Một số thành viên Chính phủ đề xuất, dự thảo Luật cần làmrõ hơn về vấn đề thẩm quyền và trách nhiệm xác định nhiệm vụ khoa học và côngnghệ cụ thể của Nhà nước 5 năm và hàng năm; vấn đề đổi mới cơ chế tài chínhtrong lĩnh vực khoa học và công nghệ; vấn đề trích lập Quỹ phát triển khoa họcvà công nghệ của doanh nghiệp; vấn đề danh hiệu vinh dự Nhà nước phong tặng chocác cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ…
Thảo luận về dự án Luật Việc làm, các thành viên Chính phủđã tập trung làm rõ những vấn đề còn có ý kiến khác nhau liên quan đến vấn đềphát triển kỹ năng nghề; bảo hiểm việc làm; tổ chức dịch vụ công về việc làm;việc đóng góp ngân sách Nhà nước vào Quỹ bảo hiểm việc làm…
Về phát triển kỹ năng nghề, có ý kiến đề xuất cần phảiquy định vấn đề phát triển kỹ năng nghề trong dự thảo Luật bởi phát triển kỹnăng nghề không chỉ đơn thuần là học và dạy nghề; phát triển kỹ năng nghề là mộtquá trình lâu dài được thực hiện trong suốt cuộc đời của người lao động gắn vớiquá trình việc làm của người lao động kể từ khi bắt đầu tìm kiếm việc làm cho đếnkhi không còn làm việc. Mặt khác, phát triển kỹ năng nghề của người lao động làmột trong những nội dung cam kết của các nước ASEAN theo Tuyên bố Hà Nội năm2010.
Có ý kiến cho rằng dự án Luật này cần xem xét thấu đáotrong mối liên hệ tổng thể với Luật Dạy nghề và Luật Bảo hiểm xã hội. Đồng thờidự thảo Luật cần làm rõ thêm vấn đề về bảo hiểm việc làm, phân biệt giữa bảo hiểmviệc làm và bảo hiểm thất nghiệp.
Đề cập đến dự thảo Luật Hòa giải cơ sở (gồm 5 chương, 33điều), các thành viên Chính phủ đã tập trung thảo luận những vấn đề liên quan đếnphạm vi hòa giải cơ sở, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hòa giảicơ sở; việc bầu hoặc lựa chọn giới thiệu hòa giải viên…
Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửađổi), các thành viên Chính phủ bày tỏ sự thống nhất cao với những nội dung sửađổi, bổ sung các quy định về công khai, minh bạch; đồng thời đề xuất dự thảo Luậtcần làm rõ hơn vấn đề về trách nhiệm giải trình; về đối tượng có nghĩa vụ kêkhai tài sản, thu nhập; về công khai bản kê khai tài sản, thu nhập; quy định việcxử lý tài sản không được giải trình một cách hợp lý; quy định biện pháp tạmđình chỉ hoặc tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác đối với người có dấu hiệutham nhũng…
Ngoài ra, tại Phiên họp, Chính phủ cũng nghe Báo cáo tìnhhình soạn thảo, trình các dự án luật, pháp lệnh của Chính phủ trong quý 2, kếtquả sáu tháng đầu năm nay, nhiệm vụ trong quý 3 và sáu tháng cuối năm nay do Bộtrưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường trình bày
Theo TTXVN